Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Tam cá nguyệt là tháng nào của thai kì?

 

Có một câu hỏi thường gặp khi mang bầu là: Tam cá nguyệt là gì và nó rơi vào tháng mấy của thai kỳ? Để giải đáp, hãy đọc thông tin chi tiết và cụ thể dưới đây.


Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Ngoài sức khoẻ sinh lý chúng ta cần quan tâm đến cả sức khoẻ tinh thần hay tâm lý của thai phụ.

 

Bên cạnh những thay đổi về cơ thể dễ thấy như tăng cân, nặng nề, mũi nở to... nhiều thai phụ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như dọa sảy... Để chăm sóc cho phụ nữ trong gia đoạn mang bầu, việc hiểu rõ về tam cá nguyệt là rất cần thiết. Từ đó, bản thân phụ nữ mang bầu và người thân xung quanh có cách điều chỉnh chế độ chăm sóc cho phù hợp.

 

Tam cá nguyệt là gì?

 

Trong thời kỳ mang thai của bà bầu thường được chia làm 3 giai đoạn và các giai đoạn này được gọi chung là tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt bao gồm:

 

Tam cá nguyệt là từ dùng để chỉ ba giai đoạn của phụ nữ mang bầu.


Tam cá nguyệt thứ nhất: Đây là giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ lúc thai nhi được hình thành cho đến khi được 3 tháng tuổi.

 

Tam cá nguyệt thứ hai: Giai đoạn này bắt đầu từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ hay còn được gọi là giai giai đoạn giữa thai kỳ.

 

Tam cá nguyệt thứ 3: Đây là giai đoạn từ tháng thứ 7 trở đi cho đến ngày sinh.

 

Trong mỗi giai đoạn của tam cá nguyệt thì cơ thể của người mẹ và thai nhi sẽ có những thay đổi khác nhau, mẹ bầu cần quan sát tình trạng cơ thể để có được sự chăm sóc phù hợp.

 

Thay đổi cơ thể ở tam cá nguyệt thứ nhất

 

Cảm nhận dấu hiệu mang thai

 

Khi bắt đầu mang thai thì bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi bên trong cơ thể của mình. Các dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai chính là buồn nôn, mất kinh nguyệt, đau tức ngực,...Các biểu hiện này thường đi kèm với tình trạng sụt cân, ốm nghén, mệt mỏi,....Trong giai đoạn đầu của thai kỳ cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi về thể trạng, vóc dáng và cả nước da do quá trình thay đổi nội tiết tố.

 

Sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu

 

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, phôi thai đã bắt đầu hình thành và làm tổ. Phôi thai được phát triển dần từ hình thù con nòng nọc đến hình dạng cơ thể có các bộ phận như mắt, mũi, miệng, chi,....

 

Những điều mẹ cần lưu ý giai đoạn đầu

 

Trong giai đoạn đầu mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ và thường xuyên, không nên bỏ qua các giai đoạn quan trọng như tuần thứ 7 - 8 và tuần 12 - 13. Đồng thời trong giai đoạn này mẹ bầu cũng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ và thai nhi.

 

 

Thay đổi cơ thể ở tam cá nguyệt thứ hai


Những thay đổi của mẹ và thai nhi

 

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu thay đổi ở cơ thể một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Lúc này bụng đã nhô lên, cơ thể bắt đầu tăng cân và thay đổi vóc dáng rõ rệt. Ngoài ra bạn còn có một số dấu hiệu như xuất hiện vết rạn da và thèm ăn. Trong giai đoạn này nếu bạn không kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, tiểu đường,....


Trong giai đoạn này, thai nhi cũng có những sự thay đổi và phát triển. Lúc này các bộ phận như tay, chân, mắt, mũi miệng đã dần thành hình rõ ràng hơn. Nếu siêu âm có thể quan sát rõ được những bộ phận trên cơ thể của bé và đôi lúc bạn cũng có thể cảm nhận được bé đạp từ bên trong bụng.

 

Những điều mẹ cần lưu ý

 

Trong giai đoạn này mẹ bầu cũng nên lưu ý khám thai và kiểm tra định kỳ vào tuần thai thứ 18, tuần 20 và tuần 24 - 28. Đồng thời việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, protein và khoáng chất cũng giúp cho thai kỳ của bạn trở nên khỏe mạnh hơn và tránh tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ.

 

 

Thay đổi cơ thể ở tam cá nguyệt thứ ba

 

Những thay đổi của mẹ và thai nhi


Trong giai đoạn cuối cùng, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt, bụng nhô cao lên, tăng cân, vóc dáng thay đổi rõ rệt, các vết rạn da xuất hiện nhiều hơn. Bạn cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian này để bảo đảm thai kỳ được khỏe mạnh.

 

Thai nhi ở giai đoạn này có sự phát triển vượt trội, các cơ quan quan trọng và các bộ phận trên cơ thể đã hình thành một cách hoàn chỉnh. Cân nặng của bé lúc này cũng đã đạt điều kiện để chào đời, thông thường từ tuần thứ 37 - 40 là thời điểm vàng mà bạn có thể chuẩn bị để đón em bé chào đời đấy.

 

 

Lưu ý: Trong giai đoạn cuối, mẹ bầu cần khám thai thường xuyên hơn và chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ để đón em bé chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bạn nên lưu ý và để tâm đến những dấu hiệu khác thường xảy ra trên cơ thể để biết thời điểm chuyển dạ và nhập viện kịp thời.

 

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khúc mắc chuyện... 'yêu' sau sinh mổ (4/7)
 Đồ uống tốt nhất và tệ nhất cho thai kỳ, mẹ bầu hãy tỉnh táo khi lựa chọn (26/6)
 Chế độ ăn cho người tăng huyết áp thai kỳ (26/6)
 Chế độ ăn hỗ trợ phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh (21/6)
 Gợi ý món ngọt bổ dưỡng cho sản phụ (21/6)
 Sinh con "thuận tự nhiên" tại nhà: Lợi chưa thấy đâu nhưng nguy hiểm đủ đường (14/6)
 Bà bầu có nên ăn bơ? (14/6)
 Vì sao mẹ lên cân nhiều nhưng thai nhi lại nhỏ? (7/6)
 Những trường hợp cần cân nhắc khi quyết định làm mẹ (7/6)
 Nếu bạn tuân thủ 10 điều này khi mang thai, con sinh ra sẽ xinh đẹp, khỏe mạnh (30/5)
 Ăn dưa hấu có tốt cho phụ nữ đang mang thai không? (20/5)
 Phụ nữ muốn sớm có em bé cần chú ý "3 tăng, 4 tránh" khi ăn uống (20/5)
 Sinh con dưới nước tại nhà có thực sự an toàn? (13/5)
 Nắng nóng ảnh hưởng đến thai nhi? (6/5)
 Chủ quan không điều trị tiểu đường, thai phụ hối hận không kịp (6/5)
 Có thể sinh thường khi dây rốn quấn cổ thai nhi? (23/4)
 Mong con sinh năm rồng, khám thai tăng mạnh (23/4)
 15 loại thực phẩm tốt nhất để thụ thai dễ dàng (18/4)
 Rước bệnh vì kiêng cữ sau sinh quá mức (18/4)
 Ngộ độc thực phẩm ở thai phụ: Nguy hiểm cho cả mẹ và con (11/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i