Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   3 vấn đề thường gặp về giấc ngủ ngắn ở trẻ sơ sinh

Giấc ngủ trưa ngắn dần, ngủ không theo lịch, bé không ngủ trưa là các dấu hiệu ba mẹ nên nhận biết và cùng con điều chỉnh nếp ngủ mới.

Ba mẹ thường tạo thói quen để con có giấc ngủ sâu và vào nếp từ khi còn sơ sinh. Dưới đây là 3 dấu hiệu thường gặp và mẹo giúp con đi vào giấc ngủ ngắn có lịch trình:

Bé không ngủ trưa: Nếu nhận thấy trẻ không ngủ hoặc mất nhiều thời gian để trôi vào nề nếp ngủ, ba mẹ có thể thiết lập thói quen cho con trước khi ngủ. Huấn luyện viên về giấc ngủ Kim West (tác giả sách The Sleep Lady's Good Night, Sleep) cho biết, ba mẹ có thể thực hành một vài thói quen trước khi đi ngủ của người lớn, như: Kéo rèm, cùng nhau đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát ru quanh không gian ngủ của con. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thư giãn và là dấu hiệu hỗ trợ não bé hoạt động chậm lại để sẵn sàng ngủ. Con không ngủ theo nếp như trước là do con vẫn tràn đầy năng lượng và nhu cầu ngủ của con thay đổi dần khi lớn. Khi khoảng 12 tháng tuổi, bé có thể sẵn sàng chuyển sang ngủ một giấc mỗi ngày.

Nếp ngủ ngắn (naptime) của trẻ sơ sinh thay đổi dần khi trẻ lớn. Ảnh: Freepik.

Bé ngủ không theo lịch trình: Trẻ sơ sinh ngủ liên tục cả ngày là dấu hiệu tự nhiên. Khi lên 3-4 tháng tuổi, bé có thể ngủ 2 lần vào giấc sáng và giấc đầu giờ chiều. Do đó, bạn có thể đặt mục tiêu cho bé ngủ trưa lúc 9 giờ sáng và 1 giờ chiều. Nếu trẻ không bị khó ngủ ban đêm, bạn có thể để bé ngủ ban ngày tùy thích. Ba mẹ nên cố gắng giúp trẻ không ngủ lần 3 vào chiều muộn khi trẻ được 9 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp con sẵn sàng đi ngủ tối sớm hơn khi lớn. Giấc ngủ hàng ngày sẽ hợp nhất thành 2-3 giấc phù hợp hơn. Thói quen này cũng góp phần giúp nhịp sinh hoạt của ba mẹ được diễn ra suông sẻ.

Giấc ngủ trưa của bé ngắn dần: Bé được khoảng 10-12 tháng tuổi có thể sẽ bỏ nếp ngủ sáng. Ở giai đoạn thay đổi này, bạn có thể cân nhắc tăng thời gian ngủ và giờ bắt đầu đi ngủ của con thêm 30 phút để giúp con điều chỉnh dần. Hầu hết trẻ em tiếp tục ngủ trưa từ một đến hai giờ cho đến khoảng 3 tuổi. Sau độ tuổi này, thời gian ngủ trưa có xu hướng ngắn lại. Mỗi em bé đều khác nhau và lịch trình ngủ trưa do đó cũng khác nhau.

Để giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ba mẹ có thể tạo không gian ngủ tối, bật tiếng ồn trắng (white noise) giúp con dễ ngủ hơn. Bạn có thể hát ru nhẹ nhàng, quấn tã hoặc xoa người cho con trước khi bé mệt vì buồn ngủ. Dần bé sẽ biết rằng những hoạt động này là dấu hiệu đến lúc nghỉ ngơi. Ba mẹ cũng nên đặt em bé nằm ngửa khi ngủ, giữ vệ sinh cũi ngủ.

Con khóc khi được đặt xuống để ngủ khi còn sơ sinh là dấu hiệu bình thường. Bạn có thể xoa dịu con bằng cách hát khe khẽ, bật nhạc nhẹ hoặc đung đưa bé nhẹ nhàng. Trẻ sơ sinh cũng thường hoạt động trong khi ngủ như co giật tay chân, mỉm cười, giật mình và thường tỏ ra bồn chồn. Những lúc này, thay vì bế bé lên ngay, ba mẹ có thể đợi vài phút xem bé có ngủ lại không. Giúp con bạn ngủ đủ giấc vào ban ngày là một thử thách. Ba mẹ hãy quan sát và lắng nghe các dấu hiệu cho thấy bé đang mệt và cố gắng duy trì thói quen ngủ trưa của bé nhất quán. Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về lịch trình ngủ của con, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.

Mai Chi(Vnexpress.net)

(Theo Parents, Mayo Clinic)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì? (13/12)
 Những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề tuyến giáp ở trẻ sơ sinh (13/12)
 5 loại quần áo thiết kế bắt mắt nhưng gây hại cho trẻ sơ sinh (7/12)
 Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân, trường hợp nào là nguy hiểm phải đi viện gấp? (7/12)
 Thời tiết lạnh đột ngột, mẹ biết giữ ấm 4 điểm này thì bé sơ sinh sẽ không bị ốm (2/12)
 Làm thế nào để giúp con để duy trì cân nặng hợp lí? (1/12)
 Trẻ sơ sinh khóc nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? (1/12)
 Mẹo chữa nôn trớ sữa cho trẻ sơ sinh (23/11)
 10 điều kiêng kỵ khi đến thăm trẻ sơ sinh cần nhớ để trở thành vị khách lịch sự (23/11)
 Cha mẹ đừng tắm cho trẻ nếu thấy con có những biểu hiện sau đây (15/11)
 Những điều cần nhớ để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất (9/11)
 Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ và cách chăm sóc khi mùa đông về (9/11)
 Vì sao trẻ ngủ phải che vùng rốn? (1/11)
 9 thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh (24/10)
 9 điểm trên cơ thể của trẻ sơ sinh cha mẹ hạn chế chạm vào (14/10)
 Cần xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt? (10/10)
 Bí quyết '5 và 8' kỳ diệu giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon (10/10)
 Lý giải từng tiếng khóc của trẻ để biết con đang gặp vấn đề gì (4/10)
 Cha mẹ cần làm gì khi con không may bị ngã khỏi giường hoặc cũi (30/9)
 7 cách mẹ nên làm giúp con hạn chế bị sặc khi bú bình (21/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i