Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Trật khớp háng bẩm sinh - dị tật nguy hiểm khó phát hiện

 

Giai đoạn tập đi, một bên bàn chân của bé Hà, hiện 4 tuổi, chìa ra phía ngoài mỗi khi di chuyển, chiều dài hai chân chênh lệch, dáng đi nghiêng ngả.

Khi bé gần 14 tháng tuổi, gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương và được các bác sĩ chẩn đoán bị trật khớp háng phải bẩm sinh, tư vấn can thiệp sớm để trẻ mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, lo sợ trẻ còn nhỏ mà phải gây mê, phẫu thuật, phụ huynh trì hoãn can thiệp theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, gia đình cho trẻ nắn chỉnh bằng phương pháp đông y, đến khi tình trạng đi khập khiễng ngày càng tăng mới quay lại bệnh viện để phẫu thuật.

"Tôi ân hận vì đã không đưa con đến viện điều trị kịp thời, khiến con phải trải qua đau đớn khi phẫu thuật, ảnh hưởng đến tâm lý", chị Lan Anh, mẹ cháu Hà, chia sẻ khi đang chăm sóc con gái sau phẫu thuật trật khớp háng tại khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Một trường hợp bị trật khớp háng can thiệp muộn khác là bé Bảo An, 5 tuổi, quê Vĩnh Phúc. Mẹ bé cho biết, khi con 6 tháng tuổi, chị thấy các ngấn ở hai chân bé không cân đối. Trẻ được 15 tháng tuổi, chị phát hiện con đi hoặc chạy nghiêng người về bên trái.

Trẻ 18 tháng tuổi, gia đình đưa đến khám tại phòng khám tư gần nhà và được bác sĩ chẩn đoán là trật khớp háng, khuyên đưa bé đến bệnh viện để nẹp chân hoặc phẫu thuật. Chủ quan và nghĩ chờ con lớn hơn mới can thiệp cũng không sao, nên khi bé 5 tuổi, dáng đi vẫn nghiêng ngả, gia đình mới đưa đến viện.

Tiến sĩ Hoàng Hải Đức, Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết đây chỉ là hai trong số rất nhiều trẻ mắc dị tật trật khớp háng bẩm sinh được can thiệp muộn. Cả hai bệnh nhi này đều phải cắt xương đùi, chỉnh trục và nẹp vít kết hợp xương, cắt xương chậu để tạo hình ổ cối, sau khoảng 6 tháng đến một năm sẽ phải phẫu thuật thêm một lần nữa để tháo bộ nẹp.

"Nếu trẻ được can thiệp sớm hơn, khoảng trước hai tuổi, việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Trẻ chỉ cần được dọn ổ cối, tạo hình bao khớp và cố định bằng bột là có thể thành công", bác sĩ Đức nói.


Chênh lệch chiều dài của chân là một dấu hiệu nhận biết của bệnh lý trật khớp háng bẩm sinh. Ảnh: Lê Hiếu

Khoa Chỉnh hình trung bình mỗi năm tiếp nhận khoảng 60-70 bệnh nhi đến điều trị phẫu thuật do trật khớp háng bẩm sinh. Đây là một bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp (1/800-3000 trẻ), xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời thì việc điều trị sẽ đơn giản, tỷ lệ thành công có thể đạt tới 95% bằng phương pháp bảo tồn.

Song, nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ rất phức tạp, kết quả có thể kém, để lại nhiều di chứng như: Tái trật khớp, hoại tử chỏm xương đùi, loạn sản phát triển ổ cối và chỏm xương đùi gây mất cân xứng chiều dài của chi, teo cơ cứng khớp, hạn chế vận động.

Thời điểm vàng để điều trị trật khớp háng là từ khi trẻ còn ở trong độ tuổi sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ chỉ cần điều trị bằng phương pháp sử dụng nẹp Parlik để giang và gấp khớp háng khoảng 3-4 tháng với tỷ lệ thành công đạt 95%.

Với trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi, điều trị trật khớp háng phải kết hợp nắn chỉnh kín và bó bột cố định. Nếu nắn chỉnh kín thất bại thì cũng cần phải phẫu thuật nắn chỉnh mở.

Đặc biệt với trẻ trên 18 tháng tuổi cần phẫu thuật nắn chỉnh mở, có thể phải cắt xương chậu để tạo hình ổ cối kèm theo cắt sửa trục cổ - chỏm xương đùi.

Dấu hiệu nhận biết

Bác sĩ Đức cho biết trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Hiện nguyên nhân dẫn đến dị tật này vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này, gồm: thai ngôi ngược, thiểu ối, gia đình có tiền sử bị trật khớp háng, bất thường hệ cơ xương,...

Trật khớp háng bẩm sinh là một dị tật rất khó được phát hiện sớm, trẻ thường không đau, không quấy khóc, nên nếu không để ý kỹ các khác biệt, cha mẹ sẽ khó phát hiện. Đa số gia đình thường chỉ đưa con đi khám sau khi bé biết đi, thấy con đi tập tễnh, một chân yếu hẳn so với chân kia. Do đó, sự quan sát, chú ý của phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ có ý nghĩa quyết định đến việc phát hiện con bị bệnh sớm hay muộn.

Một số dấu hiệu gợi ý về dị tật này, gồm: Sự chênh lệch chiều dài của chi (chân); Nếp lằn mông, đùi với bên bị trật khớp háng dài hơn bên lành; Bàn chân trẻ đổ ra ngoài khi trẻ nằm duỗi chân; Trẻ hạn chế việc dạng khớp háng nên khó khăn khi thay bỉm, tã, quần; Khi trẻ lớn bị lệch vai một bên, chân đi tập tễnh; Bên chân bị trật khớp háng sẽ yếu hơn ...

Trường hợp bị trật khớp háng hai bên khó xác định hơn. Ở trẻ lớn sẽ có dấu hiệu ưỡn trước cột sống lưng quá mức. Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần chú ý quan sát để sớm phát hiện các bất thường ở khớp háng và các chi của trẻ.

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những lý do bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà nhiều mẹ chưa biết hết (6/11)
 Bé một tháng tuổi tử vong do sặc sữa (28/10)
 Tư thế ngủ tiết lộ tính cách của con, nếu bé thường xuyên nằm dáng thứ 3 sẽ khiến mẹ bất ngờ đấy! (28/10)
 Khung giờ sinh tiết lộ nhiều tính cách đặc trưng của trẻ, bé chào đời lúc 11-13h khiến cha mẹ vô cùng tự hào! (28/10)
 Nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ sơ sinh (17/10)
 Lưu ý khi chăm sóc rốn và tắm cho trẻ sơ sinh (17/10)
 Có cần tắm cho bé hàng ngày? (17/10)
 Can thiệp sớm cứu sống nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh (4/10)
 Viêm da trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa (4/10)
 Đẻ con trai năm Nhâm Dần 2022 đặt tên gì để con thông minh, giàu sang phú quý (29/9)
 Con trai quấy khóc ngày đêm, mẹ suy sụp khi nghe hàng xóm phán đó là "điềm gở", sự thật khiến người mẹ day dứt hối hận (17/9)
 Bé sơ sinh nhập viện sau 4 ngày được mẹ nhỏ sữa vào mắt (17/9)
 Khủng hoảng ngủ ở trẻ là gì và 5 gợi ý giúp cha mẹ vượt qua giai đoạn đầy "giông bão" này (17/9)
 Mẹ bỉm chia sẻ kinh nghiệm: Vì sao cần kích thích đa giác quan cho con đúng và đủ (5/9)
 Mẹ trẻ khóc lóc cầu cứu bác sĩ vì con trai 13 ngày tuổi vẫn có biểu hiện này (5/9)
 Nếu rốn của bé cưng có những biểu hiện này, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ sớm (5/9)
 Mẹ mắc Covid-19 có được cho con bú và áp dụng phương pháp da kề da ngay sau khi sinh? (28/8)
 Thấy con chào đời hơn 1 tuần vẫn chưa mở mắt, bà mẹ tức tốc đưa con đi khám rồi "ngã ngửa" khi nghe lý do (15/8)
 8 giai đoạn “vàng” để nuôi dưỡng sở thích cho trẻ, bố mẹ đừng bỏ qua (15/8)
 Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có được phép xem TV không? Kết quả nghiên cứu này sẽ khiến nhiều người bất ngờ (15/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i