Tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc có thể đến từ nhiều nguyên nhân như vấn đề sinh lý, bệnh lý hay do các thói quen sinh hoạt không hợp lý.
Trẻ ngủ không sâu giấc hay quấy khóc, vặn mình là vấn đề hầu hết các mẹ gặp phải trong hành trình nuôi con. Nếu vấn đề này kéo dài không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ mà còn khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi.
Các mẹ hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng giấc ngủ của trẻ không sâu, bị gián đoạn nhé.
Nguyên nhân sinh lý
Cũng như người lớn, giấc ngủ của trẻ cũng được chia thành hai hình thức đó là: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement). Nếu như người lớn, REM chiếm 25% thì ở trẻ em, thời gian giấc ngủ REM chiếm đến 50%.
Trẻ ngủ không sâu giấc hay quấy khóc, vặn mình
Trong giai đoạn giấc ngủ REM trẻ ngủ không sâu giấc rất dễ thức giấc khi có các tác động từ bên ngoài.
Ngoải ra, nếu trẻ bú không đủ no hoặc quá no cũng khiến trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc. Khi trẻ bắt đầu biết 1 kĩ năng mới (wonder week) như biết bò, biết đi, vận động vào ban ngày tăng, mọc răng,... cũng làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ bị còi xương do thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Bên cạnh đó, những trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như Magie, kẽm hay thiếu sắt có thể gây hội chứng chân không yên, khó đi vào giấc ngủ.
Khi trẻ gặp các vấn đề nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi,... làm trẻ khó thở, do đó trẻ ngủ không sâu giấc.
Nếu trẻ ngủ không sâu giấc hay quấy khóc, vặn mình mẹ hãy kiểm tra xem bé có gặp vấn đề gì về sức khỏe không nhé.
Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,... làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trẻ mắc rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomia đều ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc.
Ở trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó nuốt, khó thở khiến trẻ khó ngủ, thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hay tiểu dầm.
Các nguyên nhân do sinh hoạt
Với những trẻ thường được cha mẹ bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ sẽ không ngủ được nếu không được bế ẵm hoặc khi không có dụng cụ hỗ trợ.
Nếu lịch trình ngủ của trẻ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài, trẻ ngủ quá 5 giờ chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
Nơi ngủ của bé ồn ào, bị thay đổi quá thường xuyên làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.
Khi bé có làn da khỏe mạnh, con không chỉ ngủ ngon mà còn chơi, ăn ngoan nữa đấy.
Trẻ khó ngủ nếu điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, hăm tã, quần áo, giường chiếu không sạch do bị ngứa ngáy, rôm sảy.
Theo Nhịp Sống Việt