Cách chữa tật nói lắp cho trẻ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Cách chữa tật nói lắp cho trẻ
   Giúp bé 2 tuổi phát triển ngôn ngữ một cách thần sầu

Khi được 22 tháng tuổi, con bạn đã có thể nói nhiều hơn. Giờ đây, mỗi ngày bé đều học hỏi một từ mới, thậm chí còn có thể đặt hai từ lại với nhau, chẳng hạn như “Mẹ, đến đây “, “Đi thôi,” hoặc “Xong rồi.”

Bé sẽ tham gia vào các cuộc hội thoại thực tế với vốn từ và cụm từ ngày càng tăng lên. Đôi khi, có vẻ như bé không bao giờ ngừng nói vậy. Vậy làm cách nào để thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của con?


Nâng cao khả năng luyện nói của con

Mặc dù không hiểu hết tất cả những gì con nói, bạn hãy gật đầu và mỉm cười để khuyến khích bé luyện nói. Hãy đưa ra những gợi ý hữu ích khi bé bối rối hoặc gặp khó khăn khi tìm những từ thích hợp.

Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để con phát triển ngôn ngữ:

Đọc cho bé nghe và sau đó khuyến khích bé đọc lại dòng vừa rồi trong sách;

Dùng thẻ flashcard và các trò chơi ghi nhớ để củng cố từ vựng;

Cẩn thận với ngôn ngữ của bạn. Bé có thể bắt chước theo bất kì từ không hay nào mà bạn nói ra mặc dù không biết ý nghĩa là gì;

Hãy trở thành một nhà bình luận viên thể thao. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ mô tả những gì con đang làm để giúp bé học các từ mới liên quan đến hoạt động của mình.

Sự phát triển của bé vào tháng thứ 22

Những màu sắc, chuyển động cho đến những gương mặt đều là một thú vị đối với trẻ. Tầm nhìn của bé đã sắc nét hơn nên bé có thể nhận ra những chi tiết sáng và đẹp đẽ.

Bố mẹ nên cho bé đọc những cuốn sách có hình ảnh nhiều màu sắc, tranh vẽ, hoa và khuôn mặt của mọi người. Hãy cùng bé mô tả kích thước, hình dạng và màu sắc của các đối tượng mà bé quan sát.

Hãy cho con bạn đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị lực nếu trẻ có dấu hiệu bị lé mắt, mắt lờ đờ, hay nghiêng đầu hoặc bạn nhận thấy:

Trẻ không thể tập trung theo dõi một vật nào đó;

Không nhìn thấy người khác ở một khoảng cách nhất định

Dụi mắt nhiều lần;

Mắt bị đỏ, sưng tấy và chảy nước.

Lời khuyên cho mẹ khi bé 22 tháng tuổi

Vào khoảng gần 2 tuổi, bé con của bạn nên biết ít nhất 50 từ và một nửa trong số đó có thể hiểu được. Nếu bé gặp rắc rối khi định hình từ, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia.

Để bé luôn khỏe mạnh, bạn nên cho bé rửa tay thường xuyên và dặn bé luôn rửa tay sau khi hắt hơi, chơi với động vật hoặc sau khi đi vệ sinh.

Gia đình bạn hãy cùng nhau đi dạo để tận hưởng thiên nhiên, khám phá các loại côn trùng, hoa cỏ và cây cối xung quanh sau khi đã cùng tập thể dục.

Ở tuổi này, trẻ hay giận lẫy và nổi nóng nếu không được quyền lựa chọn. Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh và nhẹ nhàng cho con biết rằng trẻ sẽ không có thứ mình muốn nếu cứ tiếp tục la hét. Bạn nên để bé tự chọn sách để đọc hoặc ăn món gì bé thích. Tất nhiên là bạn cần đảm bảo tất cả những lựa chọn bạn ra đều có lợi cho con.

Nguồn Hellobacsi

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bước giúp sửa tật nói lắp của trẻ (16/11)
 Dấu hiệu nhận biết hiện tượng nói lắp (14/11)
 Nguyên nào dẫn đến trẻ bị lắp? (21/8)
 Cách chữa tật nói lắp cho con (6/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i