5 bước giúp sửa tật nói lắp của trẻ
Có nhiều cách hữu hiệu để ngăn chặn trẻ nói lắp. Việc điều trị càng bắt đầu sớm thì càng tốt. Khi đó tật nói lắp sẽ không còn là vấn đề khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Để giúp con hãy cùng bé thực hành những điều sau đây:
Ghi lại các bước
Ghi lại thời gian khi trẻ nói chậm và cả khi bé bắt đầu nói nhanh, để bé có thể nhận ra sự khác biệt. Tương tự như vậy, yêu cầu trẻ hát và hát cùng với bé.
Ghi lại thời gian thông báo trẻ ngừng nói lắp khi bé bắt đầu hát. Giải thích cho con hiểu rằng khi bé tập trung hát, bé xử lý lượng không khí thở ra tốt hơn.
Thở cơ hoành
Khi trẻ đã hiểu phải tập kiểm soát hơi thở của mình giống như khi hát, hãy giúp bé làm bài tập thở cơ hoành. Chỉ cho bé cách hít một hơi thật sâu để không khí di chuyển đến cơ hoành.
Trước khi nói, bé cần hít 2 hơi thở sâu như thể sắp bơi, hít vào tất cả không khí có thể và giữ nó trong vài giây bên trong cơ hoành. Cuối cùng, hướng dẫn bé cách thở ra từ từ. Thực hành làm nhiều lần cùng trẻ cho đến khi bé cảm thấy thật quen và đơn giản.
Bài tập thổi bóng
Những bài tập này có thể giúp trẻ tăng dung tích phổi. Đưa cho bé một quả bóng để bé tự thổi, hoặc thắp vài ngọn nến và thi xem ai có thể thổi tắt nhiều ngọn nến nhất chỉ bằng một hơi thở.
Bắt chước âm thanh động vật
Bắt chước âm thanh động vật có thể giúp con nói trôi chảy hơn vì nó có thể kích thích dây thanh âm của trẻ. Hành động này sẽ cải thiện vấn đề và bé cũng rất vui khi làm điều đó.
Kích thích lưỡi và môi
Bài tập này bao gồm việc thè lưỡi ra vào, không chạm vào môi và xem nó có thể đi được bao xa. Lặp lại tối đa 20 lần. Khuyến khích trẻ làm điều đó nhanh hơn, và sau đó để chậm lại.
Một bài tập khác để giúp trẻ sửa tật nói lắp là cố gắng chạm đưa đầu lưỡi chạm vào mũi. Bằng cách này, lưỡi của bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và sẽ dễ dàng di chuyển đúng cách.
Nguồn: https://www.24h.com.vn