Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Hướng chữa trị

1.    Bằng các liệu pháp tâm lý :

Các nhà tâm lý trị liệu thường sủ dụng một số biện pháp như:

Trị liệu nhận thức

Trị liệu hành vi ứng xử

Trị liệu tâm vận động

Trị liệu gia đình

Các biện pháp trị liệu ứng dụng nghệ thuật cũng được áp dụng rất nhiều như vẽ, nặn, âm nhạc…

Sử dụng đồ chơi và trò chơi. Các trò chơi với cát hoặc nước được rất nhiều nhà tâm lý tai Pháp sử dụng. Tất nhiên để áp dụng được còn tùy vào điều kiện sống của gia đình, nhưng nếu điều kiện cho phép thì cha mẹ có thể cho bé tập bơi chẳng hạn. Đồ chơi nên chọn những đồ có nhiều màu sắc, đa dạng, có độ bền nhất định, có độ an toàn phù hợp với từng độ tuổi và từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ dễ đến khó, từ đòi hỏi tập trung ít đến nhiều.

Các nhà tâm lý trị liệu cũng thường hay sử dụng những con thú bông nhỏ để cho trẻ chơi, tập đóng kịch, làm một số trò chơi phân vai…

Các biện pháp trị liệu ứng dụng nghệ thuật cũng được áp dụng rất nhiều như vẽ, nặn, âm nhạc…

Tất cả các biện pháp trị liệu này nhằm dạy cho trẻ cách làm chủ các ứng xử, cách tiếp cận và nhận thức vấn đề, giúp cho gia đình tháo bỏ được những mâu thuẫn, thay đổi và sửa chữa những GD sai lầm nếu có, nâng đỡ gia đình, giúp cha mẹ vượt qua được những khó khăn trong tâm lý cũng như trong cư xử hàng ngày với con. Các biện pháp trị liệu tâm lý và hành vi thường đòi hỏi lòng kiên nhẫn và thời gian dài.

2.          Bằng thuốc:

Việc dùng thuốc hay không dùng thuốc là vấn đề gây tranh luận rất nhiều trong giới bác sĩ chuyên khoa cả ở Pháp và ở Mỹ, nghiêng về hướng sử dụng thuốc chủ yếu là các bác sĩ thần kinh trẻ em. Chống sử dụng thuốc chủ yếu là các nhà phân tâm, tâm lý học. Ngày 31 tháng 1 năm 2005, trên kênh truyền hình M6 của Pháp có chiếu một phóng sự điều tra về trẻ ADHD, các tác giả đã đưa ra nhân chứng cho cả hai phía, phía nào cũng có lý lẽ và thành công riêng, các tác giả của phóng sự này đã để ngỏ cho cha mẹ và các bác sĩ tự đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp trị liệu cho từng trẻ.

Thuốc được sử dụng cho ADHD là Ritaline, nằm trong nhóm thuốc dưỡng thần, đây là loại thuốc đặc thù để điều trị cho những trẻ này. Thuốc giúp cho trẻ tăng cường trí nhớ và tập trung hơn. Tuy nhiên, chỉ có người làm trong các chuyên ngành tâm thần, thần kinh và nhi khoa mới được phép kê đơn thuốc này, và việc sử dụng thuốc cũng được theo dõi rất chặt chẽ của những nhà chuyên khoa.

Thuốc thường được chỉ định cho trẻ từ 6 tuổi vì các nguyên do sau:

Do có thể có những tác dụng không tốt cho hệ thống thần kinh đang phát triển rất mạnh của trẻ. Đặc biệt ở Pháp, việc kê những đơn thuốc tâm thần kinh cho trẻ được kiểm soát hết sức chặt chẽ.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, ADHD nhiều khi chỉ là biểu hiện mang tính chất nhất thời, trẻ có thể đạt được sự ổn định về tính cách sau khi được chăm chữa bằng các hình thức trị liệu tâm lý.

Ở tuổi này, trẻ chưa chính thức bước vào môi trường học tập, các triệu chứng chưa gây cản trở nhiều như khi trẻ bước vào cuộc sống ở trường học.

Trong trường hợp quá cần thiết cho một trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc này thì bác sĩ thường chỉ kê một liều rất nhỏ cho trẻ uống trong một giai đoạn ngắn và phải được theo dõi thường xuyên.

3.             Các biện pháp phối hợp khác:

Về chế độ ăn, Từ năm 1922 Bác sĩ Shannon đã bắt đầu công bố công trình nghiên cứu của ông về ảnh hưởng của thức ăn đặc biệt là đường lên trẻ ADHD, qua nghiên cứu 7 trẻ có rối loạn này, ông nhận thấy các triệu chứng sẽ giảm đi khi những trẻ này ngừng ăn đường và tăng trở lại khi trẻ quay lại ăn đường.

Năm 1974, bác sĩ nhi khoa Freingold phát hiện ra rằng những chất phụ gia thực phẩm, đặc biêt trong nước uống làm cho rối loạn này ở trẻ tiến triển nặng hơn.

Năm 1980, Một dược sỹ người Đức là bà Hertha Hafer xuất bản cuốn sách « la Drogue cachée » (tạm dịch là thuốc độc giấu mặt), viết về những quan sát của bà trên chính đứa con nuôi cũng bị ADHD, cuốn sách có nêu ra rất nhiều loại thức ăn có thể gây hậu quả xấu lên những trẻ bị ADHD như các chất phụ gia, đường, các phosphate được thêm vào trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy, nước giải khát có gaz, sữa bò, cao cao, chocolate, cà chua, ngô…

Sau bà, một tác giả khác là Egger cũng nghiên cứu và đưa ra những kết luận tương tự. Các tác giả này khuyên gia đình nên áp dụng thử cho trẻ một chế độ dinh dưỡng như sau trong khoảng ba đến 4 tuần : Về nguyên tắc là một chế độ ăn không đường, không sữa bò và các sản phẩm sữa bò, không trứng, không cam quýt, không cà chua, không chất phụ gia. Cân đối giữa các protéine động vật và thực vật, nhiều rau quả. Cha mẹ phải tự chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, không mua đồ ăn sẵn

Để thay thế cho sữa bò và các sản phẩm của sữa bò, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm thịt, uống sữa đậu nành, ăn tăng thêm đậu phụ và một số loại đậu khác.Hạn chế ăn trứng nhất có thể được. Dùng thêm dầu ăn như dầu hướng dương, đỗ tương, olive…Không ăn ngô

Chỉ uống nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng thiên nhiên, không được uống các loại nước có gaz như coca, bia…

Không được ăn đường, đặc biệt là đường kính trắng, không ăn kẹo và các loại bánh ngọt, để thay thế, có thể cho trẻ ăn mật ong, đường mía, mía, các loại hoa quả ngọt…

Thường thì sau khoảng 3-4 tuần, ứng xử của trẻ sẽ thay đổi hẳn. Khi đó, cha mẹ có thể cho trẻ ăn trở lại một cách tuần tự những thức ăn đã bị loại bỏ trong thời gian qua (cứ ba đến bốn ngày lại thêm vào một loại) và theo dõi phản ứng của trẻ để biết được đâu là nguyên nhân chính gây tăng thêm triệu chứng rối nhiễu cho trẻ. Đối với một số trẻ, thủ phạm chính là các loại nước có gaz, đối với trẻ khác là cà chua… Sau đó cha mẹ có thể thiết lập được một chế độ ăn thích hợp cho trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu này, kết quả thu nhận được tốt là khoảng 80%, với 20% số trẻ sau khi thay đổi chế độ ăn mà các triệu chứng lâm sang không thấy có thay đổi gì thì nên tìm nguyên nhân khác.

Mới đây, một số bác sĩ đông y Trung Quốc có đưa ra một số phương pháp chữa bằng thuốc đông y với những giải thích có liên quan đến hoạt động của tạng thận. Để chữa được theo phương pháp đông y, cha mẹ cần cho con khám trực tiếp bác sĩ đông y để bắt mạch và chẩn bệnh cho chính xác.

Nguồn: tamlytreem.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hiếu động kém tập trung (10/7)
 Chế độ ăn kiêng cho trẻ tăng động (15/2)
 Mối liên kết tự kỷ - ADHD (23/11)
 Tác dụng phụ của Omega-3 (23/11)
 Các ảnh hưởng tiêu cực & cách giúp trẻ ADHD (12/10)
 Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan (12/10)
 Nghĩ gì- làm gì khi con thuộc diện đặc biệt (12/10)
 Các nguyên tắc chăm sóc trẻ hiếu động (21/9)
 Tìm hiểu về trẻ hiếu động (6/9)
 Bài 1: TỔNG QUAN - ADHD khó để nhận biết bởi vì nó ảnh hưởng đến trẻ một cách khác nhau (16/3)
 Bài 2 : Các triệu chứng (17/3)
 Bài 3: Nguyên nhân (16/5)
 Bài 4: Phòng chống (16/5)
 Bài 5 : Chuẩn đoán (16/5)
 Bài 6: Tìm một chuyên gia (16/5)
 Bài 7: Thuốc (16/5)
 Bài 8: Trị liệu (16/5)
 Bài 9: Bổ sung, thay thế phương pháp trị liệu (16/5)
 Bài 10: Kinh nghiệm của trẻ (16/5)
 Bài 11: Kinh nghiệm của phụ huynh (16/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i