Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Hiếu động kém tập trung


HIẾU ĐỘNG KÉM TẬP TRUNG

I.         Tình trạng rối loạn hiếu động kém tập trung:

Trẻ quá hiếu động, hay gọi theo thuật ngữ chuyên môn là hội chứng rối loạn hiếu động kém tập trung (ADHD: Attention – Deficit – Hyperactivity Disorder) hay Tăng động giảm chú ý. Theo từ vựng tâm lý của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm NT) tại Việt Nam hội chứng này còn được gọi là háu động. Trẻ trai bị nhiều hơn gấp 4 lần trẻ gái.

Theo nhiều tài liệu, nhiều tác giả cho rằng đây không phải là một bệnh mà chỉ là một rối loạn hành vi ứng xử. Trong năm đầu, trẻ thường có những biểu hiện sau:

        Hay khóc, thậm chí gào thét

       Ngủ ít, hoạt động nhiều

       Ăn uống khó khăn

Cha mẹ và những người xung quanh sẽ nhận thấy trẻ  “có vấn đề”  rõ hơn theo sự phát triển dần lên của trẻ ; khi mà người lớn bắt đầu đòi hỏi trẻ “biết làm chủ bản thân” (biết chờ đợi, biết chấp hành một số kỷ luật…) đặc biệt là rối loạn này thường biểu hiện rõ khi trẻ bắt đầu bước vào quá trình xã hội hóa như khi băt đầu đi học.

 

Hội chứng rối loạn hiếu động kém chú ý là một tình trạng có những tổn thương về thần kinh mang tính di truyền mà nguyên nhân cơ bản là sự thiếu hụt về liều lượng những chất dẫn truyền trong các tế bào não.

Đối với trẻ bị hội chứng ADHD, khi kiểm tra não bộ thường có các biểu hiện cho thấy ở những vùng não bị tổn thương, có những tế bào còn non, vì thế chúng không có khả năng sản xuất ra các hoạt chất dẫn truyền, điều này khiến cho việc truyền tải thông tin giữa những tế bào bị giảm sút. Tuy mang tính bẩm sinh, nhưng thường khi trẻ trên 3 tuổi những rối loạn về vận động và kém chú ý mới bộc lộ rõ ràng, và điều này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ 14 tuổi, nếu được điều trị và tập luyện thì với độ tuổi này, việc tiết ra các chất dẫn truyền sẽ được cải thiện và trẻ sẽ ổn định. Ngược lại, nếu không được chăm sóc tốt, thì tình trạng sẽ không giảm bớt khiến trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại trong các mối quan hệ, ứng xử và sẽ có những ảnh hưởng nặng nề khi trẻ trưởng thành.

 

Các biểu hiện thường gặp ở trẻ

       Luôn động đậy chân tay, ngọ nguậy người, đẩy bàn ghế, vẽ bẩn lên bàn ghế…

       Khó ngồi yên một chỗ, ngay cả khi người lớn yêu cầu

       Dễ nổi cơn hung hăng, cào cấu, cắn bạn…Cảm xúc thay đổi nhanh, có những cơn hờn giận kéo dài.

       Rất khó hòa nhập với nhóm, khó kết bạn, thường hay tự rút lui khỏi một nhóm bạn

       Chân tay vụng về, hay làm đổ vỡ.

       Không biết vâng lời

       Không biết tôn trọng giới hạn

       Có những ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh, không được chấp nhận, đặc biệt khi đến một môi trường lạ.

       Không biết rút ra bài học từ các sự việc, hiện tượng

       Có rối loạn giấc ngủ

       Những trẻ này hầu như chẳng bao giờ biết mệt mỏi là gì trong khi bố mẹ và những người lớn xung quanh thì mệt mỏi và hoa mắt lên khi nhìn chúng chạy nhảy

       Khó khăn trong việc tập trung chú ý

       Chậm phát triển hoặc có khó khăn về ngôn ngữ (vụng đọc, vụng viết, kém về ngữ pháp…)

       Có thể có khó khăn trong việc học toán, nhất là toán đố.

 

 



II.                  Nguyên nhân

Có hai quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây ra ADHD:

1-    Nguyên nhân tâm lý: Do có rối nhiễu trong gia đình, có sai lầm về phương pháp chăm sóc và giáo dục của cha mẹ…Nguyên nhân này được nhắc đến nhiều bởi các nhà tâm thần học và tâm lý học trẻ em.

2-    Nguyên nhân thần kinh: Do rối loạn hoạt động não được nhắc đến nhiều bởi các nhà thần kinh học trẻ em, các phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về thuốc điều trị. Đặc biệt từ năm 2001, các nhà sinh lý thần kinh học của Mỹ kết luận rằng trẻ có rối loạn này là do có tổn thương một vùng não, gây rối loạn chú ý và vận động.
Ngoài ra gần đây nhất có một số tác giả cũng đặt ra giả thiết nghiên cứu về nguyên nhân do gen di truyền nhưng hiện tại chưa có một kết luận chính thức nào.
Những trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, sinh khó, cân nặng thấp dưới 1500g, mẹ hút thuốc hoặc uống nhiều rượu trong thời kỳ mang thai…cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra hội chứng rối loạn này ở trẻ. cả hai trường phái đều khẳng định là có sự tham gia tác động của yếu tố môi trường.

III.               Chẩn đoán

Chẩn đoán là bước quan trọng nhất để dẫn đến quyết định đưa ra đường lối trị liệu, tất cả các chuyên gia đều cho rằng nên hết sức thận trọng khi đưa ra chẩn đoán trẻ mắc rối nhiễu này. Để chẩn đoán được trẻ cần được khám qua một quá trình như sau:

+ Khám tổng thể về cơ thể

+ Hỏi tiền sử gia đình và chính bản thân trẻ

+ Khám thính giác, thị giác

+ Thăm khám về khả năng trí tuệ và vận động

+ Chụp cắt lớp não nếu có điều kiện.

Sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa một đứa trẻ hiếu động và linh hoạt với một đứa trẻ có những rối loạn thực sự, thường thì các bác sĩ hay chuyên viên phải dựa vào nhiều yếu tố, nhiều biểu hiện trên lâm sàng và sau đó là dựa vào kết quả của các test tâm lý…. Thường trẻ được chẩn đoán là hiếu động kém chú ý thì ngoài các biểu hiện luôn động đậy chân tay, không ngồi yên một chỗ bao giờ… phải có kèm theo một số biểu hiện như : rối loạn phát triển ngôn ngữ, rối loạn phát triển vận động (rất vụng về chẳng hạn) hoặc kém tập trung chú ý. Những trẻ này thường nhảy từ trò chơi này sang trò chơi khác, từ việc này sang việc khác mà ít khi hoàn thành việc nào cả, và chúng cũng thường hay quên. Trong một số trường hợp, rối loạn này còn có thể nhầm với trẻ tự kỷ.

Rối loạn này thường gặp ở những trẻ có độ nhạy cảm cao, có trí thông mình từ mức bình thường trở lên. Gần đây, người ta nhận thấy một phần những trẻ bị rối loạn này có chỉ số thông minh rất cao, có khả năng tưởng tượng rất đặc biệt.

Cũng như các rối loạn khác, ADHD có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và tiên lượng phụ thuộc vào mức độ cũng như trẻ có được chữa trị kịp thời và đúng hướng hay không. Nếu được chữa trị kịp thời và đúng hướng, tỷ lệ đạt kết quả tốt là khoảng 75-80 %. Số còn lại tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và quá trình chữa trị.

Nguồn: tamlytreem.com

 




 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chế độ ăn kiêng cho trẻ tăng động (15/2)
 Mối liên kết tự kỷ - ADHD (23/11)
 Tác dụng phụ của Omega-3 (23/11)
 Các ảnh hưởng tiêu cực & cách giúp trẻ ADHD (12/10)
 Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan (12/10)
 Nghĩ gì- làm gì khi con thuộc diện đặc biệt (12/10)
 Các nguyên tắc chăm sóc trẻ hiếu động (21/9)
 Tìm hiểu về trẻ hiếu động (6/9)
 Bài 1: TỔNG QUAN - ADHD khó để nhận biết bởi vì nó ảnh hưởng đến trẻ một cách khác nhau (16/3)
 Bài 2 : Các triệu chứng (17/3)
 Bài 3: Nguyên nhân (16/5)
 Bài 4: Phòng chống (16/5)
 Bài 5 : Chuẩn đoán (16/5)
 Bài 6: Tìm một chuyên gia (16/5)
 Bài 7: Thuốc (16/5)
 Bài 8: Trị liệu (16/5)
 Bài 9: Bổ sung, thay thế phương pháp trị liệu (16/5)
 Bài 10: Kinh nghiệm của trẻ (16/5)
 Bài 11: Kinh nghiệm của phụ huynh (16/5)
 Bài 12: Hướng dẫn từng độ tuổi (16/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i