Thông tin tư vấn
Trẻ vào lớp 1 > Thông tin tư vấn
   Làm gì khi con bị bắt nạt ở trường học?

Cha mẹ hãy giúp trẻ làm tăng uy tín của mình trong mắt của những đứa trẻ khác để tránh trường hợp trẻ bị nhũng nhiễu khi tới trường học.


Làm gì khi con bị bắt nạt ở trường học? | Meyeucon.org

Làm gì khi con bị bắt nạt ở trường học?

Khác với trước đây, mấy ngày nay, bé Ly rụt rè có biểu hiện không muốn đến lớp học. Sáng sáng bé thường uể oải và cố tình nằm lười không muốn rời khỏi giường. Có hôm bé còn giả vờ đau bụng rồi kêu mệt và muốn được nghỉ ở nhà. Thấy tâm lí của con không được ổn và chuyện bé Ly giả ốm cứ lặp đi lặp lại trong khi biểu hiện bên ngoài của bé Ly không có vẻ gì là ốm đau mà ngược lại khi được mẹ cho phép ở nhà, bé vẫn nô đùa với đứa em bình thường.

Điều này khiến chị Hương nghĩ rằng con lười học, ham chơi, chỉ muốn ở nhà nên tìm mọi cách thoái thác để không phải đến trường học, chị bèn la mắng và nạt nộ con thì lúc này bé Ly mới khóc òa lên bảo do ở trường bé bị một chị lớp trên bắt nạt, suốt ngày chặn đường đánh bé nên bé không muốn đến trường.
Biểu hiện của trẻ bị bắt nạt ở trường học

Đôi khi vì nhiều lí do chủ quan, cha mẹ khi gửi con đến trường học thì phó thác chuyện chăm sóc, nuôi dạy con cho nhà trường và cô giáo mà không quan tâm để ý tới suy nghĩ và mối quan hệ trong môi trường học đường của trẻ. Bởi vậy khi trẻ bị những trẻ lớp trên bắt nạt, đe dọa trẻ thường có tâm lí sợ hãi, không dám nói với bất kì ai, chúng chỉ còn cách tìm mọi lí do để hạn chế việc bản thân phải đến trường để tránh phải "đụng độ" với kẻ chuyên bắt nạt chúng.

Do đó cha mẹ phải là người đặc biệt chú ý tới những biểu hiện của trẻ. Một trẻ bị bắt nạt ở trường học thường có xu hướng biểu hiện như sau:

* Trẻ em thường từ nhà đến trường học ở trong tâm trạng chán nản, có thể khóc lóc mong muốn được ở nhà.
* Trẻ sẽ trở nên thu mình lại và không ưa giao thiệp, miễn cưỡng trả lời câu hỏi của cha mẹ và người thân.
* Để không phải đi học, trẻ thường giả vờ bị bệnh.
* Đồ dùng học tập hay bất kể thứ đồ chơi, đồ dùng cá nhân... bắt đầu biến mất không rõ lí do.

Cha mẹ phải làm gì để cải thiện tình hình?!

Thông thường khi biết con mình bị bắt nạt ở trường, cha mẹ thường đổ lỗi cho các giáo viên không quản lí nghiêm ngặt và để bảo vệ con mình thường có xu hướng tìm đến học sinh đó để "dạy bảo". Tuy nhiên lối xử sự đó chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi và con bạn sẽ vẫn tiếp tục bị những đứa trẻ cá biệt kia "trừng trị" vì tội mách lẻo.

Để cái thiện tình hình trên, bố mẹ hãy:

* Cố gắng nói chuyện với con mình trên tinh thần cố gắng tìm hiểu thêm về những gì trẻ phải chịu đựng khi bị bắt nạt ở trên trường, trên lớp, hãy tìm hiểu về các khung giờ học, giờ giải lao, bạn bè của trẻ, vv... Chính điều này sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về con cũng như bạn bè của con.
* Hãy chắc chắn rằng bố mẹ luôn có mặt ở tất cả các cuộc họp phụ huynh, để nắm được tình hình tổ chức lớp học cũng như các thành phần học sinh trong lớp của con mình.
* Các cha mẹ cần phải thiết lập mối liên hệ tốt với các giáo viên lớp học, luôn luôn tìm hiểu sự việc đang xảy ra trong lớp học từ các giáo viên đó. Nếu trẻ bị đứa trẻ khác bắt nạt, hãy tìm đến sự giúp đỡ và can thiệp của các giáo viên của lớp học để họ kịp thời phản ánh tình hình tới các phụ huynh của những học sinh trên.
* Để giúp con mình tự tin hơn trong môi trường học tập tại trường, cha mẹ hãy giúp con kết bạn với một bạn tốt trong lớp học để con không cảm thấy bị cô độc ở lớp học, cho trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa để học tập các kỹ năng sống, hoặc có thể cho con học môn thể thao võ thuật giúp trẻ bản lĩnh hơn... Điều này sẽ làm trẻ tự tin và hòa đồng hơn rất nhiều.

Cha mẹ hãy dạy cho trẻ kỹ năng trong mối quan hệ với người khác như: hoạt động nhiều hơn, thân thiện, khả năng tự đứng lên khi vấp ngã, và khi bạn buộc phải cần chống lại thì hãy chống lại. Và hãy nhớ rằng: các con cảm thấy tự tin hơn, dễ dàng hơn đó là yếu tố cần thiết và quan trọng để trẻ dễ dàng vượt qua bất kể trở ngại nào. Cha mẹ hãy giúp trẻ làm tăng uy tín của mình trong con mắt của những đứa trẻ khác.
Theo meyeucon.org

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kỹ năng tiền học đường rất quan trọng cho trẻ (10/1)
 Học ngoại ngữ sớm có quên tiếng Việt? (14/12)
 Góp ý từ cô giáo đối với bé chuẩn bị vào lớp 1 (15/11)
 Chuẩn bị cho con vào lớp 1 – 10 cách giúp bé phát triển kỹ năng đọc ! (15/11)
 Chọn trường tiểu học cho con (14/8)
 Lợi ích của việc cho trẻ học nhà trẻ trước khi vào học mẫu giáo (14/8)
 Một số trò chơi vui giúp trẻ học toán (9/8)
 Dạy trẻ học toán bằng các tình huống thực (phần 2) (9/8)
 Dạy trẻ học toán bằng các tình huống thực (Phần 1) (9/8)
 Giúp con học bài hiệu quả (4/5)
 Tư thế ngồi ảnh hưởng đến ý thức học tập của trẻ (4/5)
 Làm thế nào để giúp trẻ mầm non vừa học vừa chơi: Một trường hợp cụ thể (17/3)
 Làm thế nào để giúp con bạn thấy cuốn hút hơn với bài tập về nhà (17/3)
 Vai trò của bài tập về nhà (17/3)
 Tạo cho trẻ ý thức học tập (5/11)
 Chia sẻ cách giúp trẻ hứng thú với việc tập viết (5/11)
 Giúp trẻ làm quen với những chữ viết đầu tiên (5/11)
 Thúc đẩy bé học tập (2/11)
 Sự trái ngược của bé ở nhà và ở trường (21/9)
 Làm thế nào để cài khuy áo (4/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i