Âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Nó tạo ra không khí vui vẻ, sôi nổi, náo nhiệt và tạo nên sự tương tác mạnh mẽ. Điều đó lý giải tại sao trẻ lại luôn hướng tới nó. Chính vì vậy, nếu chúng ta phát huy được điều này, âm nhạc sẽ luôn giúp học trò được vui thú, hứng khởi và phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Để bắt đầu thử với một nhóm tham gia hoạt động âm nhạc, các học trò trong nhóm cần có sự tương đồng với nhau và với giáo viên. Trong lớp học âm nhạc của tôi (tác giả Irene Light) thì không quan trọng trẻ ở mức độ nào. Ở đầu mỗi tiết dạy tôi đều sử dụng cùng một bài hát, thường là bài "Hello" (Xin chào). tuy nhiên bạn có thể chọn bất kì bài hát nào đó đơn giản thôi. Vậy là học trò sẽ biết ngay là tiết học nhạc bắt đầu, và bạn đã ổn định trật tự lớp và làm chủ tiết dạy của mình.
Tiếp theo, bạn phải đảm bảo rằng tất cả mọi người có được sự đồng điệu với âm nhạc theo cách nào đó. Trẻ nghe hát ru, học bài hát, nghe giai điệu từ các chương trình ti vi, từ các trò chơi điện tử. Nếu bạn bắt đầu bằng bài hát quen thuộc như vậy thì sẽ được lớp hưởng ứng ngay. Ở các lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé, có thể là các bài "Twinkle, Twinkle Little Star" (Ngôi sao nhỏ lấp lánh) hay "The Alphabet Song" (Bài hát bảng chữ cái) - Hai bài này có cùng giai điệu, đặt lời khác.
Ở lớp lớn, có thể là sử dụng các bài hát như "Baby Bumblebee" (Ong nhỏ kiêu kỳ)- Một bài hát thật vui nhộn; Bạn cũng có thể sử dụng các bài như "The Wheels On The Bus" (Những chiếc bánh xe buýt) hay "The Ants Go Marching." (Đàn kiến diễu hành) - Không thể tuyệt hơn được nữa!
Bài hát được nhắc đi nhắc lại sẽ trở lên dễ dàng hơn cho bạn và cả lớp. Bạn không nên dạy các bài hát có quá nhiều lời, trừ phi bạn độc diễn cho trẻ nghe. Sử dụng những bài hát có ca từ lặp đi lặp lại như "Are you sleeping" (Bạn đã ngủ chưa) cũng rất hay. Bạn cũng có thể thay đổi lời ca một chút hay đặt lời mới cho giai điệu bài hát. Thí dụ, gần đến giờ ăn bữa phụ hoặc ăn trưa, bạn hát: "Tôi đang đói quá!" và để cho trẻ giới thiệu các món ăn có trong bài hát. Sẽ có rất nhiều thứ trong đó để có thể kéo dài bài hát ra mãi. Ngay cả trẻ ít mồm ít miệng nhất cũng có thể đưa ra được một món ăn thông thường hoặc thậm chí là một món ăn "khác kiểu". Hãy vui vẻ với trò chơi đó nhé!
Bạn đưa ra một chủ đề mà có nhiều bài hát tập trung vào cùng chủ đề đó. Bạn có thể dạy trẻ một bài hát ưa thích. Sau đó mời trẻ hát những bài chúng thích. Đảm bảo bạn sẽ rất ngạc nhiên với kết quả của trò chơi này. Tôi đã từng được thấy học sinh của mình sáng tác các bài hát ngay tại chỗ hoặc hát những bài hát theo phong cách rock rất vui nhộn mà chúng được học từ anh chị em của mình. Dù thế nào, bạn cũng nên vỗ tay tán thưởng, khen ngợi và đừng cười họ.
Hoàng Công Dụng