Tài liệu bồi dưỡng
   Trò chơi siêu nhân: có phải là nguyên nhân của sự lo lắng?phần 2
 

PHẦN 2: Nhận ra cảnh báo.
Trò chơi anh hùng nếu thoát khỏi tầm kiểm soát có thể đẩy tới hành vi gây hấn. Có nên vinh danh quyền lực và sử dụng vũ khí đại diện cho sức mạnh quyền lực? Liệu trẻ mầm non, những người còn chưa biết giới hạn về thể lực bản thân, có dễ làm đau một đứa trẻ khác trong quá trình tham gia trò chơi kiểu này?

" Trò chơi siêu nhân chỉ trở thành mối lo lắng khi trò chơi này tự thân nó liên quan tới sự gây hấn về thể lực, và có sự không cân bằng giữa sức mạnh của các trẻ tham gia trò chơi", Pelavin giải thích. "Trẻ em thường tìm kiếm các bạn diễn có chung sở thích và có khả năng thể lực như mình, nhưng một đứa trẻ hay bắt nạt có thể đòi hỏi mình có quyền kiểm soát trẻ khác. Khi trò chơi anh hùng leo thang thành gây hấn, phụ huynh có một cơ hội mở để trao đổi với con về hậu quả của hành vi bạo lực. Cha mẹ có thể giúp trẻ học rằng phản ứng với hành vi bạo lực, hung hăng không chỉ dẫn tới bị thương về thể chất, mà có thể khiến trẻ em cảm giác sợ hãi hay giận dữ, và thậm chí là nguyên nhân dẫn tới đứa trẻ hung hăng kia sẽ mất bạn bè.

Khi trò chơi đi ngược lại với việc giải quyết vấn đề cứu người tốt, và bắt đầu xuất hiện các sử dụng từ ngữ mang tính chất xấu: chửi rủa, la hét, hành vi quá khích... thì nó không còn có ích".

Những mẹo hỗ trợ trò chơi siêu anh hùng một cách tích cực
• Thiết lập các quy tắc từ đầu. Ví dụ, không chỉ trỏ gậy hay các đồ diễn khác trực tiếp (với biểu hiện như vũ khí) vào bạn diễn. Những luật lệ này có thể cần được thảo luận vài lần. Hãy lắng nghe những phản hồi từ chính các bé. Trẻ có thể tìm ra các cách sáng tạo để tự thỏa mãn sở thích của mình trong khi vẫn tuân theo chỉ dẫn và nhờ thế chúng vẫn an toàn.

• Hãy lấy ví dụ cụ thể về những hành vi gây hấn để cho trẻ hiểu. Có nên đánh vào cơ thể người khác không? Có sử dụng những ngôn ngữ chống đối, thù địch không?

• Trả lời phù hợp hoặc ngắt vở để dừng các hành vi gây gổ, hoặc cùng đưa ra bàn luận với cả lớp về hành vi không thích hợp sau đó. Những cuộc thảo luận có thể cũng nhắm tới việc câu chuyện được sáng tạo ra ban đầu là gì, những hứng thú quá khích dẫn các bé tới thể hiện không phù hợp ra sao, và tất nhiên phải hướng trẻ lại về kịch bản gốc.

• Đảm bảo có sự phù hợp không gian cho trò chơi diễn ra. Khuôn viên ngoài trời là tốt nhất, vì bé có thể chạy nhảy trong phạm vi rộng (với điều kiện an toàn và giám sát của người lớn).

• Nói với trẻ về những anh hùng trong cuộc sống thực, cả nam và nữ, và tập trung vào những đặc điểm tính cách tốt - ví dụ: sự sẵn sàng giúp đỡ người yếu thế hơn mình, sự gan dạ dũng cảm, đức tính siêng năng cần cù...

• Mời những "anh hùng gần gũi với trẻ", như: lính cứu hỏa, cảnh sát, các chú bộ đội... đến thăm lớp. Vài đứa trẻ có thể sợ hoặc ban đầu nhút nhát, đặc biệt nếu "anh hùng" đến thăm lớp trong đồng phục làm việc thường ngày. Nhấn mạnh với các bé rằng những anh hùng trong đời thực cũng đơn giản là những người thân quen: hàng xóm, cha mẹ, những người lao động đang sống - làm việc quanh bé.

• Sử dụng "trò chơi siêu anh hùng" như một cơ hội để xây dựng những kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi có một vấn đề đòi hỏi có sự cân nhắc suy nghĩ đưa ra cách giải quyết, hãy khuyến khích các bé tìm các ý tưởng tự mình giải quyết.

• Thật tích cực. Thừa nhận những thành công mới và kỹ năng mới của trẻ. Giúp chúng cảm thấy mình mạnh mẽ.

Trẻ em bắt chước những tính cách nhân vật ảnh hưởng lớn tới thế giới trên ti vi. Với sự quan sát cẩn thận đi kèm những phản hồi từ giáo viên và phụ huynh trẻ mầm non, trò chơi siêu anh hùng có thể sẽ trở thành cơ hội tốt cho trẻ phát triển những khả năng của riêng mình, trong khi trẻ vẫn học được về lòng tốt giúp đỡ người khác.

Tác giả: Pam Gelman, M.A.
Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trò chơi siêu nhân: có phải là nguyên nhân của sự lo lắng? (21/5)
 Khuyến khích anh chị em ruột chơi cùng nhau… (21/5)
 Khi 2 bé sinh đôi bắt đầu tới trường (21/5)
 Các nhóm mẫu giáo và nhà trẻ giúp bé học tập và phát triển thế nào? (19/4)
 Khám phá khả năng học tập của trẻ mầm non (19/4)
 Tập trung – thách thức lớn với trẻ lứa tuổi mầm non (19/4)
 Trẻ em Nhật không học chữ, học tiếng Anh mà học... cười ( phần 2) (15/4)
 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản (phần 1) (15/4)
 10 bước để khởi đầu sự nghiệp Giáo dục Mầm non (15/4)
 Những hành vi không tốt ở trẻ (15/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i