Hỏi đáp về trẻ tự kỷ
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Hỏi đáp về trẻ tự kỷ
   Câu 3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo

3/ "Tôi đang rất tò mò về bất kì hoạt động vòng tròn nào mà các giáo viên có thể sử dụng cho lứa tuổi mẫu giáo còn chưa biết bắt chước. Chúng tôi đang tiến hành các thử nghiệm riêng rẽ và tôi nhận thấy thật chán nản. Tôi cũng rất lấy làm ngạc nhiên về tỉ lệ cô trò trong lớp học mầm non khi triển khai các kế hoạch trong ngày. Cám ơn, website của bạn đã mang lại cho tôi niềm cảm hứng mới rất cần thiết!" Bev

Trả lời: Jane Mather, M.Ed., Giáo viên mầm non

Trẻ nhỏ xem ra có sự biến chuyển rất lớn khi tham gia vào trò chơi chuyển động vòng tròn mà được tổ chức một cách nhất quán hàng ngày. Bằng cách lặp lại tương tự các hoạt động vòng tròn hàng ngày, trẻ em sẽ bắt đầu trở nên quen dần với sự mong đợi của bạn và bắt đầu bắt chước những hành động của bạn..

Ví dụ, bạn có thể suy nghĩ về cách khởi động một trò chơi chuyển động vòng tròn bằng một bài hát chào buổi sáng thật lôi cuốn để thu hút sự quan tâm của trẻ rồi đến bắt tay hoặc vẫy tay chào từng em một khi bạn hát cho các bé nghe. Làm sao để cho bé có thể tự vẫy tay và/hoặc nói "Xin chào" khi chúng nhận được sự hỏi thăm từ bạn

Bạn có thể dạy học sinh cách nhận dạng tên được viết qua một hoạt động nhanh gọn mà mỗi trẻ đều nhận được bảng tên của mình và gắn vào một tấm hình tương thích trên một biểu đồ xin chào. Bằng cách này các em sẽ được học để làm theo sự hướng dẫn và tham gia một cách độc lập.

Bạn cũng có thể đưa vào một hoạt động Thời Tiết bằng bảng nỉ mà ở đây trẻ có thể chọn ra các miếng ghim hình mặt trời, mây, hoặc giọt mưa,... sau khi bạn xác định cho trẻ biết về thời tiết trong ngày. Trong trò chơi này, các em đang học các khái niệm nhưng không phải theo sự hướng dẫn để có thể hoàn tất thành công.

Bên cạnh đó, để thu hút sự chú ý của các em và giúp chúng học được các kĩ năng vui nhộn mới bạn có thể đưa vào một hoạt động giác quan chẳng hạn như thổi bong bóng, bật tắt đèn pin hoặc vẫy các khăn choàng mềm quanh các em trong một trò chơi gọi là ú oà. Minh hoạ một động tác nhanh của con rối và tiếp theo là cho từng em mặc đồ cho búp bê. Sử dụng một hộp mò tìm bí mật mà các bé sẽ bỏ tay vào bên trong để nhận diện và phản hồi món đồ mà chúng rút ra. Giới thiệu một câu chuyện hoặc một bài thơ đơn giản và mô phỏng lại nó trên một bảng nỉ.

Một ý tưởng khác đối với trò chơi chuyển động vòng tròn là chứng minh cách sử dụng một món đồ chơi mới rồi để lần lượt cho từng bé thử. Ví dụ như nếu bạn có một bộ đồ chơi xe lửa mới thì từng bé sẽ chờ đến lượt để đẩy chiếc xe lửa quanh đường rầy. Trong trò chơi này, bạn phải xác định một hoạt động được tổ chức rõ ràng qua đó có thể dạy bé chơi một cách thích hợp.

Một số ý tưởng khác bao gồm việc tiến hành trò chơi qua những ngón tay, hoặc quăng các túi đậu vào trong thùng chứa. Nếu các bé không thể thực hiện các hoạt động trên hãy giúp các em vượt qua điều này bằng cách khích lệ chúng. Khi các em hiểu được sự kì vọng từ phía bạn thì chúng sẽ tự mình tham gia, đó là bước đầu tiên trong cách học làm theo người khác (bắt chước).

Thực hiện Trò Chơi Chuyển Động Vòng Tròn trong khoảng 10 phút. Dành ra khoảng 2 phút để tiến hành một trong các hoạt động phụ sau (các hoạt động về thể chất, thời tiết, hát 1 bài hát, điểm danh). Hãy kết thúc hoạt động khi mức hưng phấn của trẻ đang lên cao độ vì thế chúng sẽ rất khao khát để tham gia các hoạt động trong ngày hôm sau.

Để trả lời cho câu hỏi về tỉ lệ cô trò trong 1 lớp thì tôi nhận thấy là tỉ lệ 6 trẻ / 1 giáo viên cộng với một người trợ giảng nữa là tốt nhất.

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:45.0pt .75in .5in .75in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Theo http://www.do2learn.com/disabilities/asktheexperts/overviewmain.htm

Đình Quang mamnon.com

 

 


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và trí nhớ (4/5)
 Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém! (4/5)
 Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định (4/5)
 Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách (11/11)
 Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ ? (11/11)
 Câu 9 : Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng ? (26/11)
 Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu ? (23/6)
 Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu. (23/6)
 Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường? (3/7)
 Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì? (3/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i