Hỏi đáp về trẻ tự kỷ
   Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém!
 

"Tôi không chắc thuật ngữ chính xác là gì nhưng nó có thể là hình tượng khái niệm. Con trai tôi có các kĩ năng đọc và phát âm rất tốt; tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng có thể trả lời hoặc sắp xếp theo chuỗi trình tự các sự kiện từ một câu chuyện đã được đọc. Nếu đó là một đoạn video, cháu sẽ thuật lại cực tốt. Với tư cách là một bậc phụ huynh hay một giáo viên thì chúng tôi có thể làm gì để giúp cháu? Năm tới cháu sẽ lên lớp 4. Rất nhiều lần bé bị bắt gặp không chú ý hoặc lắng nghe, nhưng chúng tôi cảm thấy điều này rất mâu thuẫn. Đâu phải cứ không lắng nghe và chú ý là sẽ ảnh hưởng đến các môn học trong trường vì mọi thứ đâu nhất thiết phải dựa vào kĩ năng đọc hiểu. Bất kì thông tin hay ý kiến nào cũng sẽ được đánh giá đúng mực. Cám ơn." DH

Trả lời: Kerry Hogan, Chuyên viên trị liệu tâm lý giáo dục, trung tâm Chapel Hill TEACCH

Câu hỏi của bạn liên quan đến sự phát triển nhận thức và đọc hiểu là một qui trình rất tốt. Đây là một phạm vi học tập mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công trong giáo dục nhưng không phải lúc nào cũng nhấn mạnh đến các học sinh mắc chứng tự kỉ. Thông qua khả năng trực giác, hầu hết trẻ em đều biết rằng mục đích của việc đọc là tiếp thu các thông tin về câu chuyện. Trước khi học đọc, thì những năm tháng được mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ, xem TV hay chăm chú nhìn vào các quyển sách đã dạy cho trẻ biết rằng một số thông tin trong câu chuyện còn quan trọng hơn những cái khác. Các em học cách tìm kiếm thông tin rồi sử dụng thông tin đó để rút ra những kết luận chung về ý nghĩa câu chuyện. Khi các em biết đọc thì chúng tiếp tục tìm kiếm những thông tin đó.
Trẻ mắc chứng tự kỉ sẽ không phải lúc nào cũng làm điều này. Chúng nghĩ rằng mấu chốt của việc đọc là để giải thích các từ. Chúng yêu thích qui trình này và thường làm rất tốt nhưng sau đó lại quên đi mục đích của các giá trị mà chúng đang đọc. Thậm chí khi chúng đang cố gắng tập hợp các chi tiết trong câu chuyện thì lại gặp phải khó khăn trong việc chọn lựa thông tin nào là quan trọng nhất. Việc quá chú trọng đến các chi tiết thường làm cho trẻ không thấy được cái bao quát. Đây là một vấn đề đã quá cũ mà người ta thường sử dụng câu nói "thấy rừng chứ không chỉ từng cái cây". Vì vậy chúng ta phải làm gì?
1. Chọn ra các thông tin quan trọng trong môi trường hoặc trong một câu chuyện đơn giản để cùng đọc với trẻ. Chọn các chủ đề dễ hiểu, các loại sách tranh ảnh, hay thậm chí là các đoạn phim sao cho con bạn không bị xao lãng quá nhiều bằng cách giải thích và suy nghĩ về câu chuyện.
2. Viết các từ "bắt đầu," "ở giữa," và "kết thúc" trên 3 miếng ghi chú dính và cho con bạn đặt các miếng này vào đúng các phần của câu chuyện mà trẻ nghĩ là sẽ khớp với từng nhãn.
3. Cắt các mẫu truyện tranh ra và xáo các mẫu này để trẻ thực hiện việc sắp đặt lại theo trình tự.
4. Tạo ra các sơ đồ hay các liên kết lưới của mẫu truyện mà sẽ giúp trẻ phác thảo các thông tin quan trọng trong câu truyện đó. Ví dụ, Một sơ đồ hình lưới của câu truyện phải trông giống như thế này:

Đây là một chiến lược tổ chức mang tính trực quan nhằm giúp các học sinh lựa chọn xem thông tin nào quan trọng nhất trong văn bản rồi sau đó sắp xếp các thông tin này dưới dạng các chủ đề cụ thể. Bạn có thể định rõ loại chiến lược hầu như trong bất kì trường hợp nào. Nếu con bạn phải viết một câu truyện về kì nghỉ hè, bé có thể điền vào một nhánh lưới đầu tiên, ghi ra 3 điều mà bé sẽ thực hiện, 3 điều mà bé muốn thực hiện, ai sẽ là người đi cùng bé, và những điều thú vị nhất về mùa hè. Một khi bạn đã hình dung ra được mẫu phân tích thông tin thì bạn có thể tiến hành thực hiện trong bất kì trường hợp nào. Khi bạn đón bé đi học về hãy hỏi bé những câu hỏi "Con đã làm gì trong thời gian đầu của buổi học? Giữa buổi học thì sao? Cuối ngày con làm những gì nè? Con thấy một ngày kết thúc như thế nào?" Khi bạn nói với bé về một ngày của mình hãy sắp xếp những chuỗi sự kiện đó theo những câu hỏi bên trên để trẻ bắt đầu thấy thông tin đó hiệu quả sắp xếp như thế nào.

5. Khi bé được giao nhiệm vụ đọc hết một chương truyện hoặc cuốn sách giáo khoa rồi kể lại nội dung vừa đọc thì giáo viên của con bạn nên phân nhỏ nhiệm vụ ra thành các bước nhỏ, chính xác là các khía cạnh nào của văn bản nên được nhấn mạnh. Trong một bài tập về núi lửa các học sinh khác được hỏi là, "Tóm tắt chương nói về núi lửa trong sách khoa học của bạn". Các học sinh mắc chứng tự kỉ sẽ thực hiện tốt hơn nếu được hỏi để viết một vài tóm lược ngắn về mỗi phần trong chương. Ví dụ, một nhiệm vụ được cho là thành công đối với học sinh mắc chứng tự kỉ có thể là:
Viết 3 câu để cho biết núi lửa là gì
Viết 2 câu về nơi mà các học sinh có thể tìm thấy núi lửa.
Viết 4 câu nêu lý do tại sao núi lửa lại phun trào
Viết 2 câu về phần mà các học sinh yêu thích nhất trong chương
6. Yêu cầu các giáo viên của con bạn cho phép viết vào sách giáo khoa của bé. Tô đậm thông tin quan trọng trong văn bản (bao gồm các đề mục và những sự gợi ý bằng văn bản đối với thông tin quan trọng). Điều này sẽ giúp con bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin nào là quan trọng nhất.
Chúc may mắn! Việc chuyển từ phương pháp "học để đọc" sang "đọc để học" là một thủ thuật đối với các học sinh mắc chứng tự kỉ và sẽ là một quá trình dài, nhưng các chiến lược trực quan và khả năng thực hiện sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến.

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:45.0pt .75in .5in .75in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Theo http://www.do2learn.com/disabilities/asktheexperts/overviewmain.htm

Đình Quang mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định (4/5)
 Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách (11/11)
 Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ ? (11/11)
 Câu 9 : Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng ? (26/11)
 Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu ? (23/6)
 Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu. (23/6)
 Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường? (3/7)
 Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì? (3/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i