Hướng Dẫn Chương Trình GDMN Nhà Trẻ
Tài liệu > Góc cô > Chương trình GDMN mới > Hướng Dẫn Chương Trình GDMN Nhà Trẻ
   Phần sáu : Sự tham gia, phối hợp của gia đình và cộng đồng với trường mầm non
PHẦN SÁU
SỰ THAM GIA, PHỐI HỢP CỦA GIA ĐÌNH
VÀ CỘNG ĐỒNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON
TRONG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺ

Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em được chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng. Trường mần non chia sẻ trách nhiệm với gia đình, cộng đồng để thúc đẩu và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ em.


I – SỰ PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG MẦN NON VỚI GIA ĐÌNH

1. Nội dung phối hợp giữa trường mần non và gia đình
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ em ở trường mần non, nhà trường và nhóm trẻ cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nên lên một số nội dung phối hợp sau đây:
1.1. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, các cô giáo cần hướng dẫn cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải đặc biệt chú trọng khâu chăm sóc trẻ: chăm sóc trẻ ăn, ngủ đúng chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của từng độ tuổi, tạo cho trẻ luôn có trạng thái vui vẻ. Đối với trẻ càng nhỏ, càng cần tạo sự tiếp xúc da thịt thường xuyên để trẻ cảm nhận được tình cảm gắn bó và an toàn, đồng thời phát hiện sớm những thay đổi tâm – sinh lý bất bình thường ở trẻ để có thể chẩn trị va can thiệp sớm.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ.
- Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường.
1.2. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhóm.
- Tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình. Để làm tốt điều này, nhà trường cần tuyên truyền để cha mẹ hiểu rằng tác động giáo dục bắt đầu ngay từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh đã có khả năng nghe, nhìn, cảm nhận. Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên ôm ấp, âu yếm, trò chuyện, tiếp xúc qua da với trẻ để tạo cho trẻ cảm giác yên ổn, vui vẻ là tiền đề cho trẻ trở nên tự tin. 3 năm đầu tiên là cơ hội cho cả cuộc đời của trẻ, vì vậy tác động giáo dục 3 năm đầu của cuộc đời có tính chất quyết định cho các giai đoạn phát triển sau. Cha mẹ và những người chăm sóc – giáo dục trẻ cần tranh thủ cơ hội này để giao tiếp, chơi với trẻ, cho trẻ được hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trẻ ở giai đoạn này.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo, tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ.
- Chú ý luôn cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới (ông, bố, anh, chú, bác) tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
- Coi trọng việc phát hiện và can thiệp sớm: Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, vấn đề phát hiện sớm những sự phát triển không bình thường là cực kỳ quan trọng. Chính vì được phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp và giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.
Ví dụ: khi thấy trẻ có những biểu hiện như: “Trẻ không mỉm cười lúc 2 tháng tuổi, không chú ý và không có phản xạ với các âm thanh, không nhìn theo vật chuyển động lúc 3 tháng tuổi, người trẻ mềm oặt như búp bê vải, mắt luôn bị chảy nước hoặc bị lác trong hoặc lác ngoài, không cười thành tiếng lúc 7, 8 tháng tuổi, lúc 2 tuổi không biết làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không nói được câu 2 từ…” thì bố mẹ và cô giáo cần tìm đến sự tư vấn của các nhà chuyên môn để có những chẩn trị và can thiệp sớm, kịp thời đối với trẻ.
- Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Đối với trẻ nhỏ, nếu lần đầu tiên trẻ đến nhà trẻ thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với ba mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó với nhau gần như suốt ngày, còn đến trường đứa trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy ở nhóm, lớp cũng như ở nhà. Khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường. Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn (nếu bé kể), hoặc hỏi han về trẻ nhừng gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính… để giáo viên có biện pháp chăm sóc – giáo dục phù hợp.
1.3. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của trường, nhóm trẻ
- Tham gia cùng với ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc – giáo dục:
+ Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hang ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.
- Đóng góp ý kiến về các mặt khác như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm, lớp, thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh.
1.4. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất
- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Đóng góp xây dựng, cải tạo trường, nhóm, công trình vệ sinh theo quy định và theo thỏa thuận.
- Đóng góp những hiện vật cho nhóm, lớp hoặc trường mần non như bàn, ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành.


2. Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình
- Qua bảng thông báo hoặc qua góc “Tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc của mỗi nhóm, lớp: thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Trao đổi thường xuyên, hang ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
- Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (3 lần/ 1 năm) để thông báo cho gia đình những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm) hoặc kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ cho cha mẹ.
- Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục theo chuyên đề đặc biệt hoặc khi có bệnh dịch.
- Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
- Thông qua các hội thi, hoạt động văn hóa văn nghệ.
- Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
- Hòm thư cha mẹ.
- Phụ huynh tham quan hoạt động của trường mần non.
- Thông qua các phương tiện truyền tin đại chúng (đài truyền hình, truyền thanh…).

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này
File Download   phan 6.doc

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phần năm : Hướng dẫn đánh giá (24/1)
 Phần bốn : Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (24/1)
 Phần ba : Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe (24/1)
 Phần hai : Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt (24/1)
 Phần một : Mục tiêu giáo dục (24/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i