Trẻ sơ sinh
   Khi trẻ sơ sinh bị bệnh
 

Dù là cảm cúm, đau bụng, hoặc bệnh lý gì khác, các bà mẹ cần có sự chuẩn bị. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như dưới đây, cần mang trẻ đi khám ngay.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị bệnh

- Thở khó (thở chậm dưới 30 lần/phút hoặc thở nhanh trên 60 lần/phút).

- Tím tái.

- Li bì.

- Bú kém hoặc bỏ bú.

- Khóc thét.

- Sốt trên 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35 độ C.

- Tiểu ít.

- Không đi tiêu trên 48 giờ sau sinh.

- Vàng da đến lòng bàn tay, bàn chân hoặc vàng da xuất hiện sớm trong vòng 1-2 ngày đầu sau sinh.

- Rốn chảy mủ, quầng đỏ quanh rốn lớn hơn 1cm.

- Mủ da, mủ mắt.

- Ọc sữa trên một nửa lượng sữa trẻ bú vào.

Dấu hiệu trẻ mất nước

Mất nước có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Cần mang trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau:

- Trẻ tiểu ít hơn 5 lần/ngày.

- Nước tiểu trẻ vàng sậm.

- Bú kém.

- Thóp trũng.

Dấu hiệu vàng da

Phần lớn trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày có vàng da, đây là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng gọi là bilirubin, làm cho trẻ bị vàng da.

Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng.

Vì vậy, hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

Mức độ vàng da:

- Vàng da nhẹ: da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

- Vàng da nặng: da vàng sậm, lan đến tay, chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm trong vòng 1-2 ngày đầu sau sinh. Trường hợp này cần đưa trẻ nhập viện ngay.

Trẻ bị đau bụng cơn

Đau bụng cơn có thể biểu hiện bằng từng đợt khóc thét, âm sắc cao, và có thể kéo dài vài giờ.

Khoảng 20% các trường hợp trẻ đau bụng và khóc không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp đau bụng cơn do đầy hơi, bụng trẻ chướng to, và trẻ thường đánh hơi. Nên mang trẻ đi khám bác sĩ để xác định xem trẻ bị đau bụng cơn hay có vấn đề nào khác.

Đau bụng cơn thường bắt đầu xuất hiện lúc trẻ trên 2 tuần tuổi.

Theo thời gian, tình trạng đau bụng có thể tăng lên, tuy nhiên sẽ giảm đi lúc trẻ được 3 - 4 tháng tuổi. Cơn đau bụng thường xuất hiện lúc chiều tối, và có thể kéo dài trong vòng vài giờ. Cơn đau kết thúc đột ngột cũng như lúc xuất hiện.

Nguyên nhân đau bụng cơn thường là: hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, bất dung nạp sữa bò, trẻ bị mệt.

Chúng ta không thể làm trẻ hết đau bụng ngay. Hầu hết các bác sĩ khuyên một số biện pháp giúp trẻ dễ chịu hơn:

- Cho trẻ ngậm núm vú giả.

- Quấn trẻ trong chăn ấm.

- Vác đứng trẻ trên vai, xoa lưng trẻ.

- Massage bụng trẻ.

Theo Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Sức khỏe và Đời sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để tắm nắng cho bé hiệu quả (26/8)
 Vàng da do bú mẹ (26/8)
 Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh (22/8)
 Sốt ở bé 0-4 tháng tuổi (21/8)
 Cách cai sữa tốt nhất bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé (20/8)
 Mẹ phát ốm vì cai sữa cho con không đúng cách (19/8)
 4 bất ổn sức khỏe ở bé sơ sinh (13/8)
 Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ (12/8)
 Trẻ em Việt đang bị mất quyền bú mẹ (3/8)
 Nguy cơ và cách phòng đột tử sơ sinh (28/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i