Trẻ sơ sinh
   Phân biệt các cơn đau bụng của bé
 


Đau bụng ở bé sơ sinh có nhiều cấp độ và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu cơn đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn trớ, da xanh tái… cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Các dấu hiệu để tham khảo. Nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu tình trạng mỗi lúc một xấu đi. Tuyệt đối không tự kết luận và điều trị cho bé mà không qua kết luận của bác sĩ.

Đau bụng sinh lý

Dấu hiệu: Bé khoảng 3 tháng tuổi hay khóc thét về đêm, gập chân vào người (nhưng không có biểu hiện gì khác). Cơn khóc kéo dài trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện bé bị đau. Đây có thể bị hội chứng đau bụng sinh lý, thường gặp ở lứa tuổi này.

Nếu bậc cha mẹ lo ngại rằng mình có sai sót gì trong quá trình chăm sóc bé nên kiểm tra lại để tìm ra cách khắc phục.

Nguyên nhân
: Có thể do bé nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá, do đói, do bị cuốn tã quá chặt… Nếu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bé sẽ hết đau bụng và ngoan hơn vào một hai ngày tới.

Trái lại, nếu thấy da và niêm mạc bé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám.

Đau bụng do không đi ngoài được

Dấu hiệu: Bé xuất hiện những cơn đau bụng kèm khóc ngất. Cơn đau bụng ớ bé thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

- Mặt bé đỏ hoặc có thể tái đi. Trong cơn đau, bụng bé có biểu hiện chướng lên, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua.

Nguyên nhân: Có thể do rối loạn tiêu hóa.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé không thể đi ngoài được. Bạn không nên tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nhuận tràng, thuốc xổ nào dành cho bé .

Đau bụng do tiêu chảy

Nếu bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, bé cũng thấy đau và khó chịu vùng bụng. 

Dấu hiệu bé tiêu chảy
: Bé đi ngoài liên tục; kèm dấu hiệu mất nước; bụng đau khi sờ nắn; da nhăn; mắt lõm; bé lừ đừ mệt mỏi.

Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

Nguyên nhân: Do bé bị rối loạn tiêu hóa hay nhiễm khuẩn đường ruột. Một số bé do bú nhiều quá hoặc mẹ uống thuốc xổ, ăn thức ăn nhuận tràng.

Ngoài ra, bé có thể bị đau bụng do các bệnh lý khác như thoát vị bẹn, lồng ruột, viêm tai, viêm màng não hay các bộ phận vùng bụng…

Việc xác định nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng cho bé bao giờ cũng khó khăn, cha mẹ nên dự đoán một số nguyên nhân kết hợp với việc trị liệu của bác sĩ. Nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu thấy bé có các dấu hiệu đau bụng sau.

- Đau mỗi lúc nặng hơn.

- Da bé tái nhợt, vã mồ hôi, đau gập cả người lại.

- Bé khóc thét khi bạn sờ vào bụng vì đau.

- Đau kèm sốt, nôn trớ nhiều.

- Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua, kèm theo nôn trớ.

Theo Babyworld

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng tránh ngạt thở cho bé dưới 1 tuổi (22/10)
 Chọn bác sĩ cho bé sơ sinh (21/10)
 Khi bé gái sơ sinh có một "kỳ kinh" nhỏ (20/10)
 Trẻ đẻ non, nhẹ cân: Những nguy cơ về mắt (17/10)
 Bé được 6 tuần tuổi. (16/10)
 Để bé sơ sinh ngon giấc (14/10)
 Chăm sóc thường xuyên trong ngày (13/10)
 Gần 40% tử vong ở trẻ sơ sinh do… chuyển viện (10/10)
 Nhiễm trùng có thể gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (8/10)
 Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh (7/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i