Trẻ sơ sinh
   Phòng tránh ngạt thở cho bé dưới 1 tuổi
 


 
Bé có thể bị ngạt thở khi ngủ, bị sặc sữa, sặc nước hoặc khi hóc, nghẹn thức ăn...

1. Đề phòng bé bị ngạt thở

a. Khi ngủ

- Tư thế ngủ tốt nhất cho bé là nằm ngửa, kê đầu cho bé trên một chiếc gối, loại dành cho bé sơ sinh. Có thể cho bé nằm nghiêng đầu nhưng bạn cần lưu ý đảm bảo luân phiên nghiêng đều về hai phía khi bé ngủ. Một số nghiên cứu kho học chỉ ra rằng, ngủ nghiêng về một phía trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra tình trạng méo (móp) đầu và ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của bé.

- Không để bé nằm sấp hoặc đầu thấp hơn bụng: Tư thế này rất dễ gây ngạt thở và làm cản trở quá trình hô hấp, tuần hoàn ở bé.

 

- Nới lỏng quần áo, giữ phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ, mát mẻ.

- Không để bé ôm gấu bông, thú bông, búp bê khi ngủ: Giai đoạn này bé còn nhỏ nên những loại đồ chơi này có thể chèn ép lên cơ thể và khiến bé khó thở.

- Không cho bé đắp chăn của người lớn: Nhiều loại chăn dành cho người lớn có trọng lượng khá nặng nên không thích hợp khi sử dụng cho bé.

- Không nên cho bé ngậm ti giả hay bất kỳ vật gì khi ngủ.

b. Khi tắm

- Nơi tắm cho bé cũng cần thoáng khí. Dù mùa đông, bạn cũng nên lưu ý các cửa sổ tại phòng tắm của bé sao cho thông thoáng. Tránh đóng kín các cửa sổ hay lỗ thông gió khi tắm cho bé.

- Nếu bé đã biết ngồi, bạn cũng không bao giờ được để bé một mình trong phòng tắm vì bé có thể bị sặc nước, gây ra hậu quả đáng tiếc.

- Khi bạn muốn với tay lấy một vật gì đó, tay còn lại luôn phải giữ chắc để bé không bị ngã vào chậu nước.

- Khi tắm, gội cho bé, bạn lưu ý để nước tắm, xà phòng, dầu gội không chảy vào tai, mắt, mũi, miệng bé.

c. Bé bị sặc sữa

- Sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhanh, mạnh, bé nuốt không kịp, dễ gây nên tình trạng sặc sữa. Sữa tràn vào khí quản, làm tắc đường hô hấp, khiến bé bị ngạt vì thiếu oxy.

- Không nên vừa cho bé bú vừa nói chuyện. Bé có thể mải hóng chuyện mà ngậm sữa trong mồm, không chịu nuốt, lúc khoái chí bé cười và sẽ bị sặc.

- Khi bé ho, khóc, nên ngừng ngay, không cho bé bú nữa.

- Nếu cổ bé bị gập hoặc ngửa quá khi bú, cũng dễ bị sặc.

- Một số bé không chịu bú bình, nếu bạn dùng thìa, chén đổ sữa vào đó rồi cho bé uống, bé cũng có thể bị sặc.

- Phải cho bé bú từ từ, không nên vội vàng nhất là những bé còn yếu, sinh non.

- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, bạn có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

d. Lưu ý khi bé ăn dặm

- Khoảng 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen với quá trình ăn dặm. Tuy nhiên, không nên tùy tiện cho bé ăn bất kỳ loại thức ăn nào.

- Tránh các loại thực phẩm dễ gây hóc, nghẹn cho bé như hạt lạc, quả nho, xúc xích, các loại thức ăn cứng có nhiều mảnh vụn...

- Chỉ cho bé ăn khi bé hoàn toàn tỉnh táo, không quấy khóc, không giẫy đạp, nếu đang ăn mà bé có hiện tượng khác thường phải dừng ngay, không cố ép. 

- Hãy để mắt khi bé uống nước: Tốt nhất bạn không nên cho bé tự uống nước. Ở độ tuổi này, bé chưa biết cách kiểm soát nên có thể bị sặc hoặc nước chảy vào mũi khi uống.

- Tuyệt đối không cho bé vừa ăn vừa nằm.

e. Lưu ý khi bé vui chơi

- Chú ý các đồ vật nhỏ rơi vãi trên sàn nhà như đồ chơi nhỏ, cúc áo, hạt đỗ… bé có thể bị hóc khi cho vào miệng.

- Bé cũng có thể giật tai, mũi, mắt gấu bông và cho vào miệng.

2. Hướng dẫn cách xử trí 

a. Khi bé bị sặc sữa (nước)
 
- Có thể dùng miệng mình hút nước (sữa) từ miệng, mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu sữa, nước vào sâu khí quản rồi sẽ khó hút ra hơn. Khi hút xong nên kích thích để bé có thể khóc và thở được.

- Bạn cũng có thể khẽ dốc người bé cho nước, sữa trong miệng bé chảy hết ra, đồng thời đưa bé ra một nơi thoáng khí.

b. Bé bị hóc thức ăn

- Cho bé ngừng ăn ngay lập tức, kiểm tra miệng bé bằng mắt thường.

- Có thể dùng kẹp y tế (nếu có) để gắp thức ăn trong cổ họng bé ra.

- Đặt bé nằm sấp lên một cánh tay sao cho hai ngón tay bạn khẽ chạm vào cằm bé. Khẽ nghiêng người bé xuống để thức ăn bị hóc trong miệng dễ dàng trôi ra. Bàn tay còn lại vỗ nhẹ lên lưng bé. (với loại thức ăn mềm mà không thể dùng kẹp)

- Không chọc ngón tay vào cào, móc họng bé làm thức ăn bị đẩy vào bên trong hơn.

- Không cho bé uống nước hoặc nuốt một miếng thức ăn khác với suy nghĩ sẽ làm trôi được chỗ hóc.

- Đưa bé đến bác sĩ nếu bạn chưa xử lý được hoặc bé liên tục kêu khóc, tím tái, khó thở sau đó.

Theo Webmd

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chọn bác sĩ cho bé sơ sinh (21/10)
 Khi bé gái sơ sinh có một "kỳ kinh" nhỏ (20/10)
 Trẻ đẻ non, nhẹ cân: Những nguy cơ về mắt (17/10)
 Bé được 6 tuần tuổi. (16/10)
 Để bé sơ sinh ngon giấc (14/10)
 Chăm sóc thường xuyên trong ngày (13/10)
 Gần 40% tử vong ở trẻ sơ sinh do… chuyển viện (10/10)
 Nhiễm trùng có thể gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (8/10)
 Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh (7/10)
 Vitamin tổng hợp giúp giảm nguy cơ thiếu cân ở trẻ sơ sinh. (6/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i