Trẻ sơ sinh
   Khi bé gái sơ sinh có một "kỳ kinh" nhỏ
 


Bạn đừng lo vì đây chỉ là một trong những biểu hiện bình thường của các bé sơ sinh .

1. Động vào thóp trên đầu bé. Nếu bạn trót động vào, đừng lo! Bạn không động vào não bé đâu. Một lớp bảo vệ dày và chắc chắn. Thóp tồn tại là vì hộp sọ có thể linh hoạt đối phó với sự chật chội khi sinh ra từ bụng mẹ.

2. Nhìn thấy thóp đập. Bạn đang nhìn thấy hệ tuần hoàn của bé đang hoạt động một cách bình thường. Vì thóp bao phủ phần hộp sọ chưa được khớp kín lại hoàn toàn, nên chúng mềm và động/tĩnh mạch đập nổi rõ.

3. Máu trong tã của các bé gái.Trong quá trình mang thai, khi lượng hormone sinh dục của người mẹ tăng lên có thể gây kích thích tử cung của thai nhi nữ. Trong tuần đầu tiên, sẽ không phải là bất thường nếu bé gái có một “kỳ kinh” nhỏ mà biểu hiện là tử cung tiết ra một ít máu.

4. Một vệt lõm ở ngực trẻ. Đừng lo, không phải là tim có vấn đề đâu. Theo các chuyên gia, xương ức cấu tạo bởi ba phần. Phần mà bạn nhìn thấy có thể là một góc lõm. Khi bé lớn dần lên, cơ bụng và ngực sẽ kéo nó thẳng ra.

5. Bụng mềm sau khi cho ăn. Sau mỗi lần bé bú mẹ xong có thể bụng vẫn mềm là do sữa mẹ tiêu hóa rất nhanh. Bụng mềm đơn giản chỉ là do bụng trẻ toàn là chất lỏng.

6. Nấc thường xuyên. Các chuyên gia không chắc chắn lắm tại làm sao bé lại nấc nhiều. Một số cho rằng đó là do sự mất liên kết giữa não bộ và cơ hoành (cơ kiểm soát thở). Ngoài nguyên nhân đó thì nấc vô hại trong thời kỳ này.

7. Khóc. Trẻ mới sinh có hệ thần kinh chưa phát triển và dễ giật mình. Đó là lý do khiến bé khóc nhiều. Và khóc là cách duy nhất để bé truyền đạt yêu cầu. Bé khóc nhiều tưởng chừng như đang đau lắm vậy, nhưng không hại gì đâu.

8. Mặt nổi đầy mụn. Do vẫn còn nhiều hormone do mẹ truyền cho, bé có thể có nhiều mụn nổi lên, thường trong khoảng từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Những mụn này vô hại và chỉ cần lau rửa nhẹ nhàng.

9. Vú nổi lên ở bé gái…và cả trai.Các hormone làm cho các bé gái có một “chu kỳ” mini khiến vú nổi lên và thậm trí cả bé trai cũng nổi. Để ý ư? Đúng. Chỉ là tạm thời? Tất nhiên rồi. Lo lắng ư? Hoàn toàn không.

10. Ngáy nhiều.Trẻ sơ sinh có mũi rất bé. Chỉ cần một tí tẹo chất nhầy cũng làm chúng ngáy. Và bởi vì trẻ sơ sinh chỉ vừa mới ra khỏi môi trường nước ối trong bụng mẹ, nên chúng cũng có thể có một chút xung huyết ở mũi và gây ra ngáy. Trừ phi mũi bé có nhiều chất nhầy màu vàng, tức là có thể bé bị cảm lạnh, còn không thì chỉ thể hiện rằng bé đang lớn đấy.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ đẻ non, nhẹ cân: Những nguy cơ về mắt (17/10)
 Bé được 6 tuần tuổi. (16/10)
 Để bé sơ sinh ngon giấc (14/10)
 Chăm sóc thường xuyên trong ngày (13/10)
 Gần 40% tử vong ở trẻ sơ sinh do… chuyển viện (10/10)
 Nhiễm trùng có thể gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (8/10)
 Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh (7/10)
 Vitamin tổng hợp giúp giảm nguy cơ thiếu cân ở trẻ sơ sinh. (6/10)
 Nên cho trẻ mới sinh ở đâu? (4/10)
 Tái tạo hô hấp cho trẻ sơ sinh. (1/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i