Mang thai và sinh đẻ
   Đẻ ra.... vàng.
 
Để có những cô bé, cậu bé Đinh Hợi, năm qua biểu tượng "lợn vàng" phú quý, phát tài, là năm được người châu Á quan niệm là "đặc biệt tốt lành".

Trẻ em nhất là con trai sinh năm này sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi, giàu sang... Và để có những em bé xinh xắn, khỏe mạnh ra đời, các ông bố bà mẹ có một số điều cần chú ý.

Ăn cho mẹ khỏe con khỏe?

Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg, 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg).

Tăng cân tốt người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 2.500gr. Nhưng cũng có những trường hợp do được chăm chút, "bồi dưỡng" quá nhiều, em bé sinh ra nặng từ hơn 3.700gr thì lại to vượt quá mức bình thường, sẽ rất vất vả và nhiều nguy cơ cho người mẹ từ lúc mang thai cho đến khi vượt cạn. Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.

Về năng lượng, nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2.550 Kcal/ngày, tương đương với việc người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm. Về chất đạm và chất béo, cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc, thịt, trứng, sữa... Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày. Các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, phot-pho (cá, cua, tôm, sữa...) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ rất tốt để đề phòng thiếu máu.

Gan động vật là loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và vitamin A nhưng cũng là bộ phận chứa nhiều chất độc nhất trong cơ thể động vật. Người mẹ ăn nhiều gan động vật, đặc biệt là khi đang dùng thuốc bổ sung các sinh tố khác, lượng vitamin A và chất độc trong gan được đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến cả người mẹ và thai nhi. Để đề phòng bệnh khô mắt cho trẻ do thiếu vitamin A, người ta khuyên người mẹ nên ăn các thức ăn có nhiều protein và vitamin như trứng, sữa, cá, thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A) như rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài...

Ngoài ra, nên cho người mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu. Trong chế độ ăn, người mẹ không nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống, như: không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc... Tránh dùng những thực phẩm chỉ chứa đường hoặc chất tạo ngọt và tinh bột như kẹo, sôcôla, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, bánh quy, mứt, trái cây ngào đường, kem...

Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm và không ăn các loại thực phẩm được chế biến theo kiểu "gỏi", "trần", "tái", "lẩu". Những món ăn này rất hấp dẫn và "thời thượng" nhưng lại có nhiều điều hại, không tốt cho sức khỏe vì các loại thực phẩm ăn kèm thường chưa được chế biến kỹ, có thể dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn (listeriosis, salmonella...), ký sinh trùng (sán lá). Nếu bà mẹ có thai có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng thì không cần phải bổ sung thuốc (hay thuốc dưỡng thai).

Dưỡng thai sao cho đúng

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng một chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý giúp tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Người mẹ nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm bà bầu phải năng hoạt động để thai không quá to, dễ đẻ là không hoàn toàn đúng. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khỏe tốt, tránh được tai biến khi đẻ. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần tích cực luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với từng thời kỳ thai nghén, tập thư giãn và điều hòa hơi thở, tập dặn và điều khiển các cơ giúp cho việc sinh nở được dễ dàng và nhanh chóng lấy lại sức sau khi sinh. Hiện nay, tại khoa sản các bệnh viện đều mở lớp hướng dẫn tiền sản và hậu sản, chăm sóc bà mẹ mang thai và em bé. Thật đáng mừng khi thấy nhiều ông bố cũng đã đến tìm hiểu các khóa học này.

Nghỉ ngơi và luyện tập

Ông bố và bà mẹ nào cũng đều mong muốn sinh được em bé khỏe mạnh, thông minh và đẹp đẽ. Nhiều người đã tìm mua các loại thuốc bổ (thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây...) để dưỡng thai vì cho rằng uống thuốc bổ là vô hại nhưng không phải như vậy. Thực tế về mặt khoa học, khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, dù là loại thuốc bổ nào, nếu thực sự cơ thể người mẹ không thiếu thì không cần uống. Có những vitamin hay hoạt chất nếu uống thừa có thể được cơ thể đào thải ra ngoài qua bài tiết, nhưng cũng có những loại nếu thừa sẽ bị lưu giữ lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc, tai biến hay dị tật cho thai nhi. Rất nhiều thuốc men do chưa có được những nhận định xác đáng, đầy đủ về nguy cơ cho thai nhi đều được khuyên không nên sử dụng cho người có thai hoặc đang nuôi con bú. Vì vậy tốt nhất khi có thai, nếu bạn thấy cơ thể mệt mỏi, "có vấn đề" thì nên đi khám thai và đề nghị bác sĩ kê đơn dùng thuốc là an toàn hơn cả.

Theo Duy Anh


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hiếm muộn, nên ăn gì? (5/2)
 Mẹ bị suy giáp có ảnh hưởng đến con? (5/12)
 Mang thai khi bị bệnh động kinh: lưu ý! (5/12)
 Lên cân ít, thai phụ dễ sinh sớm (5/12)
 Có bầu sau tuổi băm (5/12)
 Cần biết về thuốc tránh thai. (29/11)
 10 mối nguy hại cho thai phụ. (29/11)
 Cảnh giác với bệnh tim khi mang thai. (29/11)
 Sinh con lớn tuổi - Nguy hiểm cả mẹ lẫn con. (29/11)
 Chậm có thai - không nên qua hoang mang (29/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i