Bệnh hô hấp
   Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản
 
Theo Femme Actuelle Càng lúc có càng nhiều trẻ em mắc phải chứng bệnh này. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi nhận thấy những triệu chứng ban đầu xuất hiện nơi trẻ. Khi thấy trẻ có những triệu chứng sau: hơi thở khò khè, lỗ mũi thở phập phồng và hơi thở sâu trông như trẻ cần có không khí để thở, rồi ho dữ dội mà không bị sốt... thì phải nghĩ ngay là trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản. Chứng bệnh này gây ra bởi vi-rút hợp bào hô hấp. Chúng phát triển từ các bệnh dịch có từ khoảng thường 9 đến tháng 3 hàng năm. Càng lúc càng có nhiều trẻ (từ sơ sinh đến 2 tuổi) gặp phải bệnh này, do phế quản trẻ bị hẹp lại và do khả năng miễn dịch của trẻ chưa đủ sức hoàn thiện nên làm cho chúng dễ bị tổn thương. Trong số 90% những trường hợp này, việc chữa trị nhanh nhất được kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, rồi các loại thuốc ho dạng nước để làm hóa lỏng các dịch tiết ra. Nhất là trong giai đoạn chữa trị bằng phương pháp thở và quá trình tái thủy hợp nước để lấy lại thế cân bằng cho cơ thể trẻ trong vòng từ 8 đến 10 ngày. Cho dù lúc đó các phương pháp chữa trị có kết quả đi chăng nữa, thì việc cho trẻ nhập viện là cần thiết phải làm trong số 10% các trường hợp mắc bệnh, nhất là đối với các trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi, trẻ sinh thiếu tháng hoặc khi trẻ đang mắc các bệnh thuộc về hệ tim mạch, và trường hợp lúc được chăm sóc kỹ lưỡng mà bệnh trẻ vẫn không thuyên giảm. Khi thấy trẻ hô hấp khó khăn hơn hay thở thật nhanh, mồ hôi vả ra, trẻ không uống nước thì buộc đưa đi cấp cứu ngay tại một bệnh viện nào đó gần nhất. Lúc bấy giờ, ta thấy trẻ đã ở trong tình trạng thiếu oxy và đôi khi cần phải được trợ giúp để thở nữa. Việc dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn để chữa trị trong trường hợp này là điều cần làm. Khi sử dụng đúng lúc các phương pháp chữa trị này có thể cứu vãn được tình trạng của gần như hầu hết các trẻ , mà phần nhiều không để lại di chứng gì. Số khác có thể còn bị ho hoặc thở khò khè trong vòng hai năm sau đó hoặc đôi khi lâu hơn. Những biện pháp đề phòng cho trẻ tuy rằng, loại vắc-xin chống lại sự tấn công của bệnh viêm phế quản không còn sử dụng nữa nhưng người ta có thể đề phòng cho trẻ qua các cách sau: - Yêu cần những người gần gũi với trẻ không được hút thuốc. - Luôn rửa tay sạch sẽ (vi vi-rút sẽ lan truyền theo con đường này để gây bệnh). - Cách ly với trẻ khi bị cảm nặng hoặc cúm. Bác sĩ Alain Grinfeld, Chủ tịch Ủy ban Nhi khoa - Khoa Dị ứng và Viêm phổi của Bệnh viện Trousseau nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là sự tác động tởr lại nhanh chóng ngay khi trẻ có vẻ đã nhuốm bệnh, và không nên xem thường cho đó chỉ là một dạng khó thở của bệnh suyễn. Đây là một căn bệnh không thể để lậu và được trì hoãn trong việc tìm ra những biện pháp xử lý rõ ràng". ykhoa.net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh sưng phổi trẻ em (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i