Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ em có nên uống thuốc chống say tàu xe?
 

 

Con em 4 tuổi, bị say tàu xe nặng, khó đi du lịch hay về thăm quê. Bé có nên uống thuốc, dán miếng chống say? (Cẩm Tú, 28 tuổi, Bình Phước)


Trả lời:

 

Say tàu xe là tình trạng não nhận thông tin mâu thuẫn từ mắt, tai trong, dây thần kinh ở khớp khi cơ thể di chuyển trên tàu, xe, máy bay... Lúc này, tai trong cảm nhận được chuyển động nhưng mắt và cơ thể thì không.

 

Say xe không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hành trình di chuyển xa, kéo dài nhiều ngày có thể khiến trẻ suy kiệt, mất nước vì nôn ói nhiều, hạ huyết áp.

 

Nhiều thuốc chống say xe giúp cải thiện triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, phần lớn thuốc chống say xe có dạng uống hoặc dán ít được dùng cho trẻ. Miếng dán chống say tàu xe thường dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên.

 

Một số thuốc, miếng dán chống say xe có tác dụng phụ, có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, nói sảng, hoảng loạn, tim đập nhanh. Trẻ dễ gặp các tác dụng phụ này hơn người lớn, nhất là nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Do đó, trẻ nhỏ say tàu xe không nên sử dụng thuốc, bạn nên ưu tiên các biện pháp hỗ trợ dưới đây.

 

Thay đổi vị trí ngồi và hành động giảm say xe: Nếu di chuyển bằng ô tô, bạn cho con ngồi ghế trước, tựa đầu vào lưng ghế, nhắm mắt lại để não bộ cảm nhận được sự di chuyển của cơ thể. Nếu có thể, bạn cho bé nằm ngửa, nhắm mắt và ngủ. Di chuyển tàu lửa, chọn chỗ ngồi có cửa sổ hướng về phía trước. Nếu đi thuyền chọn vị trí ngồi giữa thuyền ở boong trên.

 

Sử dụng hương liệu: Cho trẻ ngửi mùi hương bạc hà, hoa oải hương, vỏ cam, quýt. Ngậm kẹo có hương vị bạc hà, gừng cũng giảm được triệu chứng say xe.

 

Chế độ ăn, uống: Trước khi lên xe nên uống nhiều nước, chọn thực phẩm ít chất béo, nhạt, nhiều tinh bột. Tránh ăn quá no, nhiều thịt, dầu mỡ, đồ chua, cay gây khó chịu cho dạ dày.

 

Chọn thời gian và phương tiện di chuyển: Nếu con say xe nặng, bạn có thể chọn lịch trình phù hợp với thời gian ngủ của bé. Trẻ ngủ sẽ giảm được nguy cơ say tàu, xe. Nếu di chuyển xa, ưu tiên đi máy bay, vì thời gian trẻ đi tàu, ô tô kéo dài hơn gây nôn ói nhiều, mệt mỏi, mất nước, kiệt sức.

 

Theo Vnexpress.net

Ths.BS CKI Lê Thị Ngọc
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ béo phì mắc bệnh hô hấp dễ trở nặng (4/1)
 Cách phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ (28/12)
 9 dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em, cha mẹ nên biết sớm (28/12)
 Phòng bệnh về mắt cho trẻ (22/12)
 3 biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý, cha mẹ đừng làm ngơ (22/12)
 Trời trở lạnh, đề phòng bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ (16/12)
 Cảnh báo nhiều trẻ viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu (16/12)
 Viêm da cơ địa - bệnh thường gặp ở trẻ (11/12)
 Bé hai tuổi tử vong vì nhiễm virus bồ câu (11/12)
 Phải làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i