Trên thực tế, nhiều bà bầu có thể rất bất ngờ hoặc lo lắng khi biết mình có thai, vì lúc này họ đang mang trong bụng một sinh linh bé bỏng.
Khi mang thai, chị em thường cảm thấy rất áp lực. Mỗi hành động bạn thực hiện trong tương lai không chỉ liên quan đến sức khỏe của bản thân mà còn liên quan đến sự lớn lên và phát triển của em bé trong bụng. Trên thực tế, điều khiến các bà mẹ mang thai lo lắng nhất chính là một số thay đổi trên cơ thể sau khi mang thai, có thể khiến người ta đặc biệt xấu hổ. Điển hình trong số đó là việc một số bà mẹ mang thai có thể phát hiện cơ thể mình có 3 loại mùi lạ, ba loại mùi này khiến người ta cảm thấy vô cùng khó chịu và xấu hổ.
Hôi miệng
Khi mang thai, bà bầu có thể bị hôi miệng khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ (Ảnh minh họa)
Thông thường, trong quý thứ hai của thai kỳ, hầu hết các bà bầu đều sẽ gặp phải tình trạng này. Thực tế khi nói chuyện bị hôi miệng, không những họ cảm thấy đặc biệt xấu hổ mà nhiều người còn thấy khó chịu khi nói chuyện gần. Nguyên nhân là bước vào giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi hormone liên quan đến răng, nướu. Điều này khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm họng, lở loét... Và đây cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công khoang miệng, tạo nên mùi hôi trong hơi thở.
Ngoài ra, vấn đề trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng. Theo thống kê từ thực tế, có đến hơn 80% phụ nữ bị nghén trong quá trình mang thai. Ở hầu hết các tháng đầu thai kỳ, người có bầu luôn ở trong tình trạng buồn nôn, một ngày có thể buồn nôn rất nhiều lần.
Hôi vùng kín
(Ảnh minh họa)
Vùng kín xuất hiện dịch âm đạo hay khí hư là điều bình thường trong thai kỳ. Không những vậy, một số bà bầu còn ra khí hư có mùi hôi. Thực tế, tình trạng này khá là phổ biến với khoảng 65% bà bầu gặp phải trong giai đoạn đầu. Theo thống kê, cứ 10 bà bầu thì lại có 6 người trải qua tình trạng vùng kín có mùi hôi tanh khi mang thai.
Nguyên nhân của tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, lượng estrogen tăng để phù hợp với sự phát triển thai nhi. Thông thường khí hư sẽ có màu hơi ngả vàng với số lượng nhiều vào những tháng đầu và cuối thai kỳ. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ bị viêm phụ khoa khi mang thai.
Mùi hôi cơ thể
(Ảnh minh họa)
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đến 50%, điều này là do cơ thể cần nhiều máu hơn để vận chuyển oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng máu này khiến thân nhiệt dễ tăng cao hơn. Khi thân nhiệt tăng, các tuyến mồ hôi sẽ tiết mồ hôi để hạ nhiệt và giữ cho cơ thể mát mẻ. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Mặc dù mồ hôi vốn không mùi nhưng vi khuẩn trên da có thể phân hủy mồ hôi và tạo ra mùi khó chịu. Do đó, nhiều mồ hôi hơn cũng đồng nghĩa với mùi cơ thể tăng, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều tuyến mồ hôi như nách và bẹn.
Theo Ngoisao.vn
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)