Xã hội
   Cần có chính sách hợp lí để tôn vinh phụ nữ và nữ nhà giáo
 

Ngày 20/10 trong ngành giáo dục có lẽ rộn ràng hơn một số lĩnh vực đặc thù khác. Tuỳ mỗi nơi, mỗi năm mà ngày này được tổ chức theo các cách khác nhau.

Hằng năm tới đầu tháng 10 là bắt đầu “râm ran” bàn tán, có những câu chuyện hài lẫn những kế hoạch kích cầu mua sắm nhân dịp 20/10.

Ngày nay trong ngành giáo dục, tỉ lệ nữ nhà giáo ngày càng cao. Ngày xưa chỉ có ông đồ, ông giáo thì nay có nơi, có trường chẳng còn ông giáo nào mà chỉ toàn là cô giáo.

Muôn màu trong ngày lễ 20/10

Ngày 20/10 trong ngành giáo dục có lẽ rộn ràng hơn một số lĩnh vực đặc thù khác. Tuỳ mỗi nơi, mỗi năm mà ngày này được tổ chức theo các cách khác nhau.

Có nơi tọa đàm, có nơi tổ chức lễ... nhưng hoa vẫn thường là món quà chính trong sự kiện này. Các cổng trường hay cửa hàng hoa gần trường thường trưng bày đủ thể loại hoa. Ở góc độ nào đó cũng hay hay, đặc biệt là thêm không khí rộn ràng.

 

Đa phần giáo viên mầm non đều là nữ giới. (Ảnh minh hoạ: Phạm Linh)

Xung quanh ngày 20/10, bên cạnh những điều đẹp đẽ, thì đâu đó cũng có những sự việc, sự vụ không mấy hay ho, nhất là ý nghĩa của ngày kỉ niệm ít người để ý, chỉ toàn lo hoa, lo quà, lo tiệc tùng và chuẩn bị những câu chúc được lập trình sẵn chỉ để share, like… Tiệc tùng, chúc tụng đôi khi cũng tạo ra sự phiền phức.

Ngoài ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ở Việt Nam còn có thêm ngày 20/10 để ngày tôn vinh riêng phụ nữ Việt.

Thật là ý nghĩa, bởi vì từng chịu ảnh hưởng của Nho giáo và ngày nay đã vượt qua khỏi những định kiến, người phụ nữ ngày càng được tôn vinh, được bình đẳng trong mọi hoạt động xã hội.

Mỗi khi nói đến những ngày 8/3, 20/10, thường thì bao nhiêu lời hay ý đẹp được dẫn ra; kể ra bao nhiêu là tấm gương hi sinh vì việc lớn… Nhưng có lẽ tôn vinh phụ nữ phải bắt nguồn từ “thiên chức” người mẹ.

Ngày kỉ niệm nên xem là sự kiện để giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ, chống nạn bạo lực, bạo hành…

Ngược lại, tổ chức sự kiện liên hoan, ca hát, tiệc tùng, ca tụng, khen thưởng đủ kiểu danh hiệu nhưng chẳng lắng đọng điều gì thì thật là đáng tiếc. Có nơi, người học xin nghỉ để ship hoa, bán hàng; người dạy xin nghỉ để dự tiệc, lễ hội…

Ở nhiều trường, nhất là bậc mầm non, tiểu học có nơi đến 100% nữ giới, tổ chức lễ cũng thêm phần vất vả và xen lẫn những nỗi niềm.

Cần quan tâm giáo dục làm mẹ

Những bất cập liên quan đến ngày 20/10 kể trên có thể không phải là phổ biến, nếu có chỉ cần điều chỉnh cho hợp lí. Nhưng vấn đề về giới trong trường học thì rất cần quan tâm thực sự.

Ở các trường học, nữ sinh đồng phục áo dài để giữ nét đẹp duyên dáng, giữ gìn truyền thống dân tộc; thông qua đó để giáo dục giới tính cho học sinh... Nhưng cả tuần mặc áo dài, có nơi đi học xa, có nơi mưa gió… cũng làm khó cho các em.

Chưa kể áo dài làm đẹp cho phần đông nữ sinh, nhưng cũng không phải là tất cả. Và điều đó cũng gây ra phần nào đó tự tin cho người này nhưng tự ti cho người khác.

Nhân ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam, những vấn đề liên quan đến quyền phụ nữ, quyền lợi của nữ sinh cũng nên đem ra bàn, để cố gắng tìm những giải pháp hợp lí, để tôn vinh, để bảo vệ và để phát huy nét đẹp từ hình thức đến phẩm chất, nhất là phù hợp với từng nơi, từng lúc, từng đối tượng…

Vai trò của phụ nữ và nhất là với phụ nữ sinh con, nuôi con, giáo dục con cái là đặc biệt quan trọng. Con cái của từng gia đình nhưng sẽ là nguồn lực lao động cho quốc gia trong tương lai.

Nếu trẻ con được chăm sóc, được giáo dục tốt từ gia đình sẽ rất thuận lợi cho việc giáo dục ở nhà trường và sẽ trở thành những công dân tốt, nguồn lực lao động chất lượng của đất nước.

Tất nhiên để có những người mẹ tốt, thì những nữ sinh cũng cần được giáo dục về giới, giáo dục kiến thức và kĩ năng làm mẹ… Điều này cần quan tâm nhiều hơn ở giáo dục phổ thông cũng như các sự kiện liên quan đến các ngày lễ tôn vinh phụ nữ!

Cần có chính sách hợp lí

Đối với các trường có tỉ lệ nhà giáo nam và nữ tương đối cân bằng thì nói chung mọi việc sẽ thuận lợi. Ngày lễ là để tôn vinh, để nhắc nhở và để giáo dục.

Việc tạo điều kiện, ưu tiên cho nữ giới ở một số công việc là cần và nên thực thi chứ không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu.

Nhưng những trường mà phần lớn là nữ thậm chí 100% nữ như mầm non thì vấn đề rất khó khăn. Trong trường học ngày nay, cô giáo làm rất nhiều việc, chứ không chỉ có việc dạy dỗ.

Những áp lực công việc đặt lên vai, đổ vào tai… ít nhiều cũng bị tác động đến tâm lí và tất nhiên gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Rất cần quan tâm từ chế độ chính sách đặc thù và xa hơn là cần có chính sách để điều chỉnh tỉ lệ giới trong ngành giáo dục.

Phong trào thi đua “giỏi việc trường, đảm việc nhà” cũng cần cân nhắc thêm, để được khen mà không bị áp lực.

Bình đẳng giới là vấn đề được toàn thế giới quan tâm, nhưng hiểu như thế nào cho đúng và thực hành đúng lại là vấn đề đáng bàn.

Để phụ nữ được bàn bạc, được nói lên tiếng nói của mình là quyền, nhưng chưa hẳn đã đạt được ở mọi nơi. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ có phải vì sự bình đẳng giới?

Đã có nhiều diễn đàn bàn thảo, nhưng căn bản vẫn còn nhiều thứ chưa ngã ngũ.

Phụ nữ là “phái yếu”, về mặt sức khoẻ tự nhiên đã thiệt thòi hơn nam giới; lại phải đảm đương thiên chức làm mẹ, sinh con và cho con bú - việc mà nam giới có tài giỏi mấy, có cố gắng mấy cũng không thay thế được.

Vậy bình đẳng là phải được ưu tiên trong những hoạt động cần đến cơ bắp hay chịu tác động bởi các yếu tố độc hại… Và như vậy, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau.

Phân công lao động xã hội ở mỗi thời đại có khác nhau. Ở các lĩnh vực đặc thù nghề nghiệp cũng cần chọn lựa nam hoặc nữ. Nên nói bình đẳng là ngang nhau, là bằng nhau là không hợp lí.

Tỉ lệ nữ đa số ở các trường học, thậm chí 100% ở bậc mầm non như hiện nay cũng là bất hợp lí.

Chênh lệch giới ở đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục hiện nay thực sự đáng được quan tâm.

Không phải chỉ lo cho các cô làm quá nhiều việc khó nhọc mà còn cho cả những vấn đề liên quan đến tâm lí, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nữa.

Do vậy, chính sách đối với giáo dục rất cần nghiên cứu kĩ, chứ không chỉ có chính sách liên quan đến tiền lương...

Ngày 20/10 hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đội ngũ trí thức nữ và các tổ chức trong xã hội ngoài việc tổ chức lễ, chúc mừng nhau cũng cần cùng nhau bàn luận và kiến nghị các chính sách, để ngày càng có nhiều hơn các chính sách hợp lí cho phụ nữ, phù hợp với thực tế, để việc tôn vinh đúng nghĩa và thực chất hơn!

Nguồn https://giaoduc.net.vn/can-co-chinh-sach-hop-li-de-ton-vinh-phu-nu-va-nu-nha-giao-post238691.gd

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển lạnh (18/10)
 Hà Nội thiếu 49 trường mầm non và THPT (18/10)
 Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về quy hoạch cơ sở giáo dục cho người khuyết tật (16/10)
 Hà Tĩnh: 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn vào năm 2025 (16/10)
 Thanh Hóa: Duyệt chi hơn 104 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho sinh viên ngành sư phạm (12/10)
 Từ tháng 1-2024, Quảng Nam hỗ trợ sữa cho trẻ em các vùng khó khăn (12/10)
 Bá Thước ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường mầm non (9/10)
 Phụ huynh mầm non phải nộp quỹ lớp gấp 3 lần (6/10)
 Giáo viên mầm non mong muốn nghỉ hưu sớm hơn 5 năm (5/10)
 Đình chỉ một nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ (2/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i