Xã hội
   Cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên mầm non, phổ thông
 

Tính đến cuối năm học 2022-2023, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên. So với năm học 2021-2022, số giáo viên còn thiếu tăng thêm 11.308 giáo viên.

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến cuối năm học 2022-2023, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên mầm non, phổ thông so với định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (cấp mầm non thiếu 51.955 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 33.112 giáo viên, cấp trung học cơ sở thiếu 19.304 giáo viên, cấp trung học phổ thông thiếu 13.882 giáo viên).

So với năm học 2021-2022, số giáo viên còn thiếu tăng thêm 11.308 giáo viên.

 

Tính đến cuối năm học 2022-2023, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên mầm non, phổ thông. Ảnh minh hoạ: Phương Linh

Nguyên nhân chính dẫn đến số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu tăng nhiều là do số trẻ đến trường năm học 2022-2023 tăng thêm 132.245 trẻ so với năm học 2021-2022 (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Cấp tiểu học, tỉ lệ lớp học 2 buổi ngày tăng 4,6% so với năm học 2021-2022 (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày, cần thêm khoảng 3.000 giáo viên.

Cấp trung học phổ thông tăng 669 lớp so với năm học 2021-2022 (tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên).

Ngoài ra, năm học 2022 - 2023 toàn quốc có số lượng giáo viên công lập nghỉ hưu và nghỉ việc nhiều (10.094 giáo viên nghỉ hơn và 9.295 giáo viên nghỉ việc).

Giáo viên nghỉ việc chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế - xã hội phát triển, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên như: Tỉ lệ giáo viên/lớp trước năm 2015 thấp; Thiếu nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù; Sức hút vào ngành còn hạn chế; Việc tuyển dụng và tinh giản biên chế ở một số nơi còn bất cập, một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế ở các địa phương còn của bằng về tỷ lệ, chưa linh hoạt, còn cắt giảm cơ học số lượng người làm việc.

Năm học 2022- 2023, cả nước tuyển mới được 17.208 giáo viên, chỉ bằng 61% so với chỉ tiêu biên chế được giao bổ sung theo Quyết định 72-QĐ/TW. Bên cạnh đó, toàn quốc còn 74.172 biên chế giáo viên được giao từ những năm trước nhưng chưa tuyển được.

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất giao bổ sung biên chế giáo viên. Trên cơ sở đề xuất, Bộ Chính trị đã bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biến thể giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Các giải pháp thời gian tới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung hướng tới việc công cổ, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của giáo viên, ổn định cuộc sống giáo viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 102/2020/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, trong đó cho phép các cơ sở giáo dục được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định để kịp thời thay cho số giáo viên nghỉ thai sản, nghỉ hưu theo chế độ và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 2 trong ngày (đối với cơ sở giáo dục dạy 2 buổi/ngày).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tinh giản biên chế cho viên chức ngành Giáo dục, đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông như: thông tư quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, công văn hướng dẫn, chỉ đạo địa phương về việc dồn dịch điểm trường, sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên mở mã ngành đào tạo các môn học mới và các ngành đào tạo giáo viên dạy liên môn; tăng cường sự liên hệ, kết nối với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục ở các địa phương nhằm xác định nhu cầu sử dụng giáo viên cụ thể theo từng trình độ, môn học, cấp học để có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách phù hợp, bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu từng môn học.

Kiểm tra, rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các địa phương.

Theo thống kê, từ năm học 2020-2021 đến hết năm học 2021-2022, các địa phương đã giải quyết được hơn 5000 giáo viên dư thừa ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, dựa vào sử dụng, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo của ngành từ năm 2019, làm cơ sở để tính toán số liệu thừa thiếu giáo viên của các địa phương trên toàn quốc.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các giải pháp, gồm: Sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức giáo viên/lớp; thí điểm cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về chế độ chính sách đối với nhà giáo dục để thu hút người giỏi vào làm giáo viên , giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, đảm bảo ổn định đội ngũ; Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp học; Chuẩn bị đủ nguồn tuyển giáo viên,…

Đối với các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giải quyết tình trạng thừa các bộ và thiếu giáo viên.

Đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục.

Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm thu hút và tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác tại các vùng khó khăn.

Nguồn https://giaoduc.net.vn/ca-nuoc-con-thieu-118253-giao-vien-mam-non-pho-thong-post237673.gd

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hà Tĩnh có điểm trường mầm non mới ở bản Rào Tre (29/8)
 Cô giáo vùng cao vào rừng, lên nương vận động trò tới trường (29/8)
 Thiếu 12.000 giáo viên: Ngành giáo dục đặt mục tiêu khắc phục khó khăn trong năm học mới (28/8)
 Hiệu quả từ sáng kiến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (25/8)
 “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” (25/8)
 Vì sao Quảng Nam dừng chi 150 tỷ đồng mua sữa học đường cho trẻ? (24/8)
 Gia Lai: Tặng 1.285 áo ấm cho trẻ mầm non ở Kông Chro (24/8)
 Phổ cập mầm non không phải là kéo học sinh trường tư về trường công (22/8)
 Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu giáo viên (21/8)
 Học sinh lớp 1 TPHCM tựu trường năm học mới (21/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i