Hoa quả rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cần ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.
Tháng 8 là thời điểm các loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng vào vụ mùa thu hoạch như na, nho, chuối, bưởi, cam... Những thức quả mùa hè là một trong những lựa chọn giúp giải nhiệt, cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tìm hiểu những loại trái cây nên và không nên ăn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
Mùa hoa quả tháng 8 có gì, mẹ bầu nên ăn ra sao?
1. Quả bưởi
Bưởi là một loại quả có múi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể, trong loại trái cây này có chứa các loại vitamin như A, B1, B2, cùng với đó là chất chống oxy hóa, beta caroten, chất xơ, chất béo, canxi, kali, protein, sắt,...
- Những lý do mẹ bầu nên ăn bưởi:
+ Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương.
+ Cung cấp chất xơ.
+ Bổ sung kali cho cơ thể bà bầu.
+ Bổ sung vitamin C, tăng cường hệ thống miễn dịch.
+ Nguồn axit folic tốt.
+ Giảm sưng và tích nước.
- Khi ăn bưởi, mẹ nên chú ý điều gì?
+ Ăn quá nhiều bưởi có thể khiến các mẹ bầu bị đau bụng, nhuận tràng, không hoàn toàn tốt cho hệ tiêu hóa, và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.
+ Nếu bị đau dạ dày, mẹ bầu không nên ăn bưởi hoặc các loại trái cây giàu vitamin C khác, nhất là trong khi đang đói. Lý do là bởi việc này sẽ không tốt cho dạ dày và làm các mẹ bầu bị bổ sung thêm một lượng axit dư thừa.
+ Bên cạnh ăn bưởi, cũng nên luân phiên ăn các các loại trái cây tốt cho bà bầu khác để có được cảm giác ngon miệng, cũng như được bổ sung thêm những chất dinh dưỡng tốt cần thiết.
2. Quả na
Na là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Một số chất dinh dưỡng trong loại quả này có thể kể đến như protein, carbohydrate, các loại vitamin B, C, K, các loại khoáng chất như canxi, kali, sắt, đồng...
- Lợi ích khi mẹ bầu ăn na:
+ Có thể giúp mẹ bầu giảm những triệu chứng ốm nghén.
+ Lượng vitamin B6 trong quả na có thể góp phần tổng hợp GABA, từ đó giúp mẹ bầu giảm căng thẳng rất hiệu quả.
+ Có tác dụng giảm đau răng, viêm nướu trong thai kỳ.
+ Là phương thuốc tự nhiên giúp kiểm soát tiêu chảy và kiết lỵ.
+ Na là một loại quả giàu chất chống oxy hóa và loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, những dưỡng chất trong loại quả này cũng góp phần giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng tê do máu lưu thông không đều.
- Những chú ý khi ăn na:
+ Không nên cắn vỡ hạt na: Nguyên nhân là vì trong hạt na có độc tính cao. Trong trường hợp không may nuốt phải hạt na, chị em cũng không nên lo lắng quá vì hạt na có lớp vỏ rất cứng và lớp vỏ này đủ để ngăn chặn tình trạng hạt phát chất độc ra ngoài.
+ Ăn từ từ, chậm rãi để tránh nuốt phải hạt na gây sặc, hóc.
+ Chỉ nên ăn na với mức độ vừa phải: Mẹ bầu chỉ nên ăn một quả na trong ngày và có thể ăn để thay thế bữa phụ. Nếu ăn đúng liều lượng, na sẽ không gây tăng đường huyết ở bà bầu. Trường hợp ăn quá nhiều có thể gây nóng, táo bón và không tốt cho những trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
3. Quả nho
Một trái nho bao gồm một lượng lớn dưỡng chất thiết yếu từ vitamin A, C, B1; phốt-pho; beta-corotene; axit folic, magie, canxi, sắt, omega 3 và DHA, chất xơ. Cũng chính vì nhiều lợi ích và công dụng tuyệt vời như vậy nên các bà bầu tốt nhất hãy đưa loại trái cây này vào thực đơn ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất cho thai nhi.
- Lợi ích khi ăn nho:
+ Thúc đẩy sự phát triển não bộ ở thai nhi.
+ Phòng ngừa bệnh thiếu máu.
+ Tăng cường sức đề kháng.
+ Giảm tình trạng phù nề.
+ Hỗ trợ trong việc hình thành xương và răng thai nhi.
+ Giúp giảm thiểu các vấn đề hệ tiêu hóa.
- Lưu ý khi ăn nho:
+ Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn nho để tốt cho sức khỏe. Riêng ba tháng cuối của thai kỳ thì nên tránh vì tính chất sinh nhiệt của nó.
+ Bầu chỉ không nên ăn nho khi gặp một số trường hợp dưới đây: Tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá mức, bị dị ứng với nho, đang mắc chứng khó tiêu, hệ tiêu hóa yếu.
4. Quả hồng
- Ăn hồng có tác dụng gì?
+ Tốt cho mẹ bầu bị cao huyết áp.
+ Cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón cho mẹ bầu.
+ Phòng ngừa bệnh tật và tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé.
+ Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
- Lưu ý khi ăn hồng cho mẹ bầu
+ Chỉ nên ăn hồng chín, tránh ăn hồng còn xanh vì có vị chát và có chất gây khó tiêu.
+ Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn hồng nhiều vì hàm lượng đường trong hồng cao.
+ Sau khi ăn hồng nên súc miệng lại bằng nước sạch.
+ Chỉ nên ăn hồng khoảng 200g mỗi ngày, không ăn nhiều vì hàm lượng tanin cao trong loại trái cây này gây ức chế hấp thụ sắt trong cơ thể.
+ Không ăn hồng cùng khoai lang vì khoai có hàm lượng tinh bột cao ăn cùng hồng gây khó tiêu, dễ gây sỏi trong dạ dày.
+ Không ăn hồng với các loại thực phẩm giàu protein vì chất này kết hợp cùng tanin trong hồng tạo thành chất độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe.
+ Ăn hồng lúc đói khiến dạ dày tiết nhiều axit, kết hợp hồng cùng những thực phẩm không hợp tạo chất kết tủa khiến mẹ bầu khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Theo Afamily.vn
Nguồn: Tổng hợp
Theo Tổ Quốc