Chăm sóc trẻ
   Thiếu ngủ ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?
 

Trẻ em thiếu ngủ chỉ 30 phút sẽ bị giảm sức khỏe, khả năng học tập tại trường học và chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu được công bố trên tuần báo JAMA Network Open, thực hiện trên 100 trẻ em khỏe mạnh, không có vấn đề về giấc ngủ, cho thấy trẻ thiếu ngủ bị ảnh hưởng tiêu cực khi thiếu ngủ, từ cách lựa chọn thực phẩm, tập thể dục và kỹ năng cá nhân, tham gia hoạt động xã hội. Ngủ không đủ giấc còn có thể gây béo phì, các vấn đề về hành vi và học tập kéo dài ở trẻ. Thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc có nguy cơ cao bị trầm cảm, đồng thời có nhiều khả năng bị tai nạn giao thông và các tai nạn sinh hoạt.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thiếu ngủ và chất lượng cuộc sống của trẻ khỏe mạnh. Trẻ tham gia nghiên cứu có giờ đi ngủ muộn hơn bình thường một tiếng hoặc sớm hơn một tiếng, thời gian thức dậy bình thường. Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu cha mẹ và con cái đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ bằng nhiều câu hỏi khác nhau.

Hiện nay, trẻ em ngày càng thức khuya hơn do có nhiều bài tập về nhà, hoạt động xã hội, tác động từ thiết bị di động, máy tính bảng, lịch sinh hoạt của gia đình. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo ưu tiên giấc ngủ cho trẻ. Trong đó, trẻ sơ sinh cần ngủ 12-16 tiếng một ngày, bao gồm giấc ngủ ngắn; trẻ mới biết đi ngủ 11-14 tiếng; trẻ mẫu giáo từ 10-13 tiếng, đã bao gồm giấc ngủ trưa; trẻ đang tuổi đi học cần ngủ từ 9-12 tiếng còn thanh thiếu niên ngủ từ 9-10 tiếng.

Thiếu ngủ khiến trẻ giảm khả năng học tập tại trường. Ảnh: Freepik

Nếu trẻ ngủ chưa đủ giấc, gia đình cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, bắt đầu bằng cách ghi lại thời điểm trẻ cần thức dậy vào buổi sáng, sau đó đếm số giờ trẻ ngủ trong ngày, cuối cùng đặt giờ đi ngủ vào buổi tối để đảm bảo đủ giấc.

Đối với thanh thiếu niên, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ để quyết định lịch học, lịch nghỉ ngơi, ăn uống. Ví dụ, gia đình giảm một số hoạt động, tìm cách giúp trẻ hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn và đẩy một số hoạt động giải trí như trò chơi điện tử sang cuối tuần.

Cha mẹ tránh cho trẻ chơi thể thao hoặc hoạt động tinh thần cường độ cao trước giờ ngủ. Nếu ngủ vào 21h, trẻ cần chuẩn bị ngủ từ 8 giờ và tắt điện thoại, máy tính bảng để giảm ánh sáng xanh gây ảnh hưởng giấc ngủ. Trong trường hợp cần báo thức, gia đình hãy sử dụng đồng hồ báo thức cơ học.

Trẻ cũng cần duy trì thói quen ngủ vào cuối tuần và trong kỳ nghỉ, có thể thức khuya hơn một tiếng và dậy muộn hơn buổi sáng; không nên thức quá khuya hoặc thay đổi lịch ngủ do khiến cơ thể khó chịu, suy giảm sức khỏe.

Chi Lê (Vnexpress.net)

(Theo Healthline, Harvard Health)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà (15/5)
 3 giai đoạn con phát triển chiều cao nhanh nhất, cha mẹ chú ý để không bỏ lỡ thời điểm vàng (15/5)
 Ép con ngủ trưa có thực sự giúp bé cao lớn hơn? (15/5)
 Mắc sai lầm này vào buổi tối trước khi ngủ khiến con không thể cao lớn (8/5)
 3 thực phẩm làm giảm trí nhớ, khó tập trung nên hạn chế cho trẻ ăn (8/5)
 5 loại rau xanh có hàm lượng canxi cao giúp trẻ cao lớn vượt trội (5/5)
 Trẻ uống mật ong vào sáng sớm giúp tăng đề kháng? (5/5)
 5 loại trái cây giúp bảo vệ "bộ não thứ 2" hiệu quả (5/5)
 Chế độ dinh dưỡng tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em (24/4)
 Lưu ý khi xỏ lỗ tai cho trẻ (24/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i