Bị thủy đậu trong thời gian mang thai có nhiều rủi ro hơn như nguy cơ sảy thai, biến chứng cho thai nhi và đẻ non.
Bác sĩ chia sẻ 4 sai lầm bố mẹ rất hay mắc khi con bị thuỷ đậu khiến bệnh trầm trọng hơn
Bác sĩ Dương Ngọc Vân - chuyên khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, thủy đậu là một trong những bệnh lý tưởng chừng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình như viêm não, nhiễm trùng máu,...
Biến chứng bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nếu mắc căn bệnh này cần phải theo dõi và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải những biến chứng gây nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Các biến chứng hay gặp như nguy cơ sảy thai và biến chứng cho thai nhi. Bác sĩ Ngọc Vân cho biết, với những phụ nữ mang thai nhưng bị thủy đậu có khoảng 80% trường hợp gặp phải biến chứng này.
Phần lớn các thai phụ bị sảy thai ở thời điểm tuổi thai chưa được 12 tuần tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, từ đó làm thai ngừng phát triển. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sảy thai do thủy đầu chính là hiện tượng âm đạo chảy máu.
Mang thai mắc thủy đậu nguy hiểm không?
Một biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể gặp phải là tình trạng chuyển dạ và sinh non. Đối với biến chứng này, tỷ lệ thai phụ bị thủy đậu mắc phải nằm trong khoảng 10 - 12%.
Với thai nhi, bà mẹ mang thai có thể sinh ra những đứa trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh như sẹo da, gặp phải các vấn đề bất thường về thần kinh như dị tật đầu nhỏ, hội chứng Horner; các vấn đề bất thường ở tay chân như nhược chi,...
Ở mắt, trẻ sinh ra có thể bị đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu. Rủi ro tỷ vong sau sinh trong vòng vài tháng đầu. Rủi ro này chiếm tỷ lệ khoảng 30%.
Trẻ sinh ra từ bà mẹ bị thủy đậu có thể lây virus truyền từ mẹ sang gây thủy đậu bẩm sinh. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 5 ngày trước khi sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh.
Khi bị thủy đậu, mẹ bầu cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn các loại thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa hơn. Thời gian này thai phụ cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và hạn chế tối đa việc làm vỡ bóng nước thủy đậu để tránh nguy cơ bội nhiễm.
Bà bầu mắc thủy đậu có phải bỏ thai?
Bác sĩ Vân cho biết, có nhiều thai phụ mắc thủy đậu đã hoang mang có nên giữ hay bỏ thai.
Theo bác sĩ Vân, nếu mắc thủy đậu thai phụ nên bình tĩnh, không mà vội vàng bỏ thai đi vì sợ con sinh ra sẽ mắc các dị tật.
Nếu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn này không phải cứ mẹ bị thủy đậu thì có nghĩa là con sinh ra sẽ bị dị tật. Thai phụ bị thủy đậu nếu được theo dõi và điều trị đúng cách thì con sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Bác sĩ Vân khuyến cáo, phụ nữ có ý định mang thai tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu để cơ thể có kháng thể bảo vệ trước bệnh lý này.
Theo Afamily.vn
Theo Giáo dục và Thời đại