Giáo dục mầm non
   Sơ kết đánh giá thử nghiệm và tham vấn chương trình giáo dục mầm non
 

Ngày 20/3 tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kì thử nghiệm và tham vấn dự thảo 1 của Chương trình GDMN.

 

Sơ kết đánh giá thử nghiệm và tham vấn chương trình giáo dục mầm non.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT, Chương trình GD Unicef tại Việt Nam, các Sở GD&ĐT Thái Nguyên, Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum, TP.HCM, Đồng Tháp. Cùng các Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Hoa Lư, Trường ĐH Sư phạm – Trường ĐH Vinh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, Trường CĐSP Trung ương TP.HCM, Trường ĐH Đồng Tháp.

Đánh giá mức độ

Thực hiện Quyết định số 4102/QĐ-BGDĐT ngày 7/12/2022 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng, ban hành Chương trình GDMN mới. Đến nay Chương trình thử nghiệm tiến hành sơ kết để đánh giá những mặt được, chỉ ra hạn chế và kiến nghị khắc phục.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã cùng rà soát quá trình và kết quả hoạt động kỳ 1 trong thử nghiệm Chương trình GDMN mới, đồng thời đề xuất những giải pháp thực hiện trong giai đoạn tới.

Đặc biệt, đánh giá quá trình triển khai thực tế, các chuyên gia và cán bộ quản lý GDMN đã đề xuất rút kinh nghiệm và điều chỉnh cần thiết cho triển khai kỳ 2 cũng như góp ý kiến tham vấn dự thảo 1 Chương trình GDMN.

Chương trình GDMN mới đòi hỏi đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển trẻ.

Theo báo cáo sơ kết giữa kì, việc thử nghiệm Chương trình GDMN của 6 tỉnh/thành phố tham gia: Tp Hồ Chí Minh; Đồng Tháp Nghệ An; Kon Tum; Ninh Bình; Thái Nguyên. Các địa phương đã làm rõ nhiều nội dung quan trọng. Cụ thể là theo mục đích, địa bàn, kế hoạch thử nghiệm 1 số nội dung mới của Chương trình GDMN ở 6 tỉnh, đại diện cho 6 vùng phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.

Các thông tin này sẽ giúp Ban biên soạn tiến hành sửa đổi dự thảo 1 Chương trình GDMN mới để tiếp tục triển khai thí điểm Chương trình GDMN thời gian tới.

Theo đó, nội dung thử nghiệm các điểm mới của Chương trình GDMN như sau: Cụ thể hóa kết quả mong đợi (KQMĐ) trong Chương trình GDMN phù hợp với địa phương (còn gọi là địa phương hoá KQMĐ và cụ thể hoá KQMĐ tương ứng với trẻ em các nhóm, lớp).

Phát huy hiệu quả phối hợp

Ông Nguyễn Minh Nhật - đại diện tổ chức UNICEF Việt Nam, cho rằng: Hội nghị rất quan trọng bởi thông tin ở giai đoạn này sẽ làm cơ sở cho triển khai ở giai đoạn tiếp theo; Đồng thời đánh giá cao các đối tác Trung ương và địa phương, trong thời gian rất ngắn, gấp rút nhưng hoàn thành khối lượng công việc lớn; có cam kết cao và đóng góp cho ngành...

Trẻ đáp ứng ra sao với khung kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới.

Thực tế thử nghiệm đã chỉ ra: Năng lực của đội ngũ, giáo viên, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn chưa rõ, nhất là các vấn đề mới. Các báo cáo hầu như chưa chỉ ra và phân tích sâu sắc nguyên nhân cụ thể do Chương trình mới hay thiếu thời gian, thiếu chính sách...

Ban biên soạn cần phản hồi về nguyên nhân cốt lõi để có cơ sở cho điều chỉnh ở giai đoạn 2. Khi chưa được chỉ rõ sẽ rất khó để điều chỉnh. Đây là câu hỏi cần được giải quyết thấu đáo.

Mặc dù đánh giá cao sự phối hợp giữa các bên, đặc biệt là các trường đại học, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng cần làm rõ và phát huy hiệu quả của sự phối hợp hơn nữa. Thử nghiệm cần nhắc việc, chuyển quyền xuống cho địa phương.... Đã có bức tranh đầy đủ, tự tin với kết quả ở giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2, các đơn vị giám sát ở Trung ương cần tiếp tục phối hợp với địa phương để giúp ban soạn thảo chỉnh sửa hoàn thiện theo yêu cầu.

Mục đích thử nghiệm Chương trình GDMN mới nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện Chương trình GDMN mới. Cụ thể về: Trẻ em Nhà trẻ, Mẫu giáo đáp ứng như thế nào với Khung kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới; Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng ra sao với yêu cầu thực hiện 1 số điểm mới của Chương trình GDMN; Những nội dung nào của Chương trình GDMN mới cần sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn GDMN trong giai đoạn sắp tới.


Nguồn https://giaoducthoidai.vn/so-ket-danh-gia-thu-nghiem-va-tham-van-chuong-trinh-giao-duc-mam-non-post630882.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 3-4 tuổi đối mặt với khó khăn nào? (21/3)
 Phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi: Động lực để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ (20/3)
 Ghi nhận tích cực từ thử nghiệm bộ công cụ đánh giá trẻ mầm non 5 tuổi tại cơ sở (9/3)
 Yếu tố then chốt để triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới (6/3)
 Sáng tạo trong phổ cập giáo dục Mầm non ở ngôi trường làng (2/3)
 Lan tỏa văn hóa Hà thành vào lớp học mầm non (23/2)
 Trường vùng khó canh cánh nỗi lo phổ cập mầm non trẻ 3, 4 tuổi (23/2)
 Cùng trẻ mầm non vào lớp Một ở vùng khó (22/2)
 Cách nào hạn chế khó khăn về tâm lý của trẻ 6 tuổi vào lớp 1? (13/2)
 Chuẩn bị kỹ lưỡng điều kiện hướng tới phổ cập mầm non trẻ 3-4 tuổi (11/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i