Trẻ sơ sinh
   Có nên cho con bú khi mẹ đang bị ốm?
 

Mẹ bị ốm cho con bú đa phần không gây hại cho con nhưng có một số trường hợp được khuyến cáo nên ngừng cho con bú tạm thời hoặc hoàn toàn.

Nhiều bà mẹ lo lắng về việc cho con bú khi họ bị ốm vì sợ có thể gây nhiễm trùng hoặc lây bệnh cho em bé. Sù đúng là trẻ bú mẹ có nhiều khả năng lây bệnh từ mẹ do tiếp xúc như cảm cúm, cảm lạnh nhưng việc cách ly mẹ khỏi bé là điều hiếm khi được khuyến cáo. Ngược lại, có một số lợi ích khi mẹ tiếp tục cho con bú trong những trường hợp này. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng và nhìn chung, trẻ bú sữa mẹ có xu hướng ít bị nhiễm trùng và nhập viện hơn những trẻ bú sữa công thức.

Ngay cả khi bị ốm, cơ thể mẹ vẫn tạo ra các kháng thể chống lại bệnh tật mà bạn có thể truyền cho con qua sữa mẹ. Đây là một trong những cách mà chức năng hệ miễn dịch của em bé được hình thành thông qua việc truyền các kháng thể quan trọng từ mẹ sang con.

Điều này cũng đúng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng thông thường khác mà người mẹ có thể mắc phải. Trong phần lớn các trường hợp, vi sinh vật gây bệnh sẽ không truyền sang em bé qua sữa mẹ dù các kháng thể phòng vệ sẽ được truyền. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định có thể được khuyến cáo mẹ cần ngưng cho con bú như:

Các loại bệnh nguy hiểm

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) liệt kê một vài trường hợp ngoại lệ yêu cầu ngừng cho con bú một thời gian hoặc vĩnh viễn dưới đây:

Ngừng cho bú vĩnh viễn (cả sữa được vắt ra): mẹ bị chẩn đoán nhiễm HIV, nhiễm virus lymphotropic tế bào T loại I hoặc loại II (HTLV-1 hoặc HTLV-2), sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện, nghi ngờ nhiễm virus Ebola...

Tạm thời ngừng cho con bú (cả sữa được vắt ra): cơ thể mẹ có tổn thương do virus herpes simplex (HSV) đang ảnh hưởng tại khu vực tuyến vú, mẹ bị bệnh brucella không được điều trị, đang làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc điều trị bằng thuốc phóng xạ, cấy ghép (bao gồm chụp PET và xạ trị)...

Những trường hợp trên cần tạm thời ngưng cho bú cho đến khi bác sĩ chuyên khoa thông báo việc trẻ bú lại có thể an toàn.

Tạm thời ngừng cho bú và có thể sử dụng sữa vắt ra: mẹ bị bệnh lao (TB) không được điều trị, thủy đậu...

Mẹ đang ốm có được cho con bú hay không còn phụ thuộc vào loại bệnh mẹ mắc phải hoặc loại thuốc đang sử dụng. Ảnh: Theasianparent

Rủi ro về thuốc

Thông thường, rủi ro từ sữa mẹ sang con không liên quan đến căn bệnh mẹ mắc phải mà liên quan đến các loại thuốc bạn đang dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, hầu hết các loại thuốc và vaccine đều an toàn khi sử dụng trong khi cho con bú và không gây rủi ro.

Điều này là do nhiều loại thuốc bị phá vỡ cấu trúc trong quá trình chuyển hóa và sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hoặc phân, rất ít thuốc có hoạt tính đến được các tuyến vú.

Một trong những nhóm thuốc khiến các bà mẹ lo lắng nhất là thuốc kháng sinh. Họ sợ rằng việc truyền thuốc qua sữa mẹ cho con mình có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và nỗi sợ hãi này phần lớn là vô căn cứ.

Mặc dù đúng là thuốc kháng sinh được truyền qua sữa mẹ ở các mức độ khác nhau nhưng việc sử dụng chúng trong thời gian ngắn hiếm khi gây hại cho em bé. Ngoại lệ duy nhất có thể là thuốc sulfonamide (sulfa) và erythromycin tiêm tĩnh mạch, sulfa truyền qua sữa mẹ gây rủi ro cho trẻ dưới 1 tháng tuổi bị vàng da vì thuốc có thể làm tăng lượng bilirubin sẵn có trong não, gây độc tính. Trong khi tiêm tĩnh mạch erythromycin làm tăng nồng độ thuốc trong sữa mẹ gấp 10 lần, gây rủi ro cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

CDC Mỹ phê chuẩn việc sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu (oseltamivir) ở phụ nữ đang cho con bú. Loại kháng sinh tetracycline như doxycycline và minocycline hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn cho các bà mẹ đang cho con bú. Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng cho rằng, nếu một loại kháng sinh đủ an toàn để sử dụng cho trẻ sơ sinh thì cũng đủ an toàn để sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú.

Nếu nghi ngờ về sự an toàn của một loại thuốc trong khi mang thai hoặc cho con bú, cho dù là thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn hay thảo dược, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ hơn.

Cách phòng bệnh cho con khi mẹ bị ốm

Nếu mẹ đang cho con bú bị ốm, một số cách có thể giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho con như: rửa tay thường xuyên, tránh hôn con, khử trùng các bề mặt, đồ vật thường xuyên con tiếp xúc bằng chất khử trùng đã được cho phép, ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, rửa tay bằng chất khử trùng ngay sau khi ho hoặc hắt hơi, để con tránh xa những người khác bị bệnh, dụng cụ hút sữa cũng cần tiệt trùng và rửa tay trước khi chạm vào...

Bảo Bảo (vnexpress.net) (Theo Very Well Health)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thói quen tưởng vô hại của người lớn có thể khiến trẻ sơ sinh gặp nguy hiểm (20/2)
 Vì sao trẻ sơ sinh gồng cứng người, đỏ cả mặt? (20/2)
 Cách nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (16/2)
 Mách mẹ giúp con "tạm biệt cứt trâu" ngay từ khi lọt lòng (13/2)
 6 sự thật về trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết (13/2)
 Phân biệt màu sắc phân của trẻ (13/2)
 5 lưu ý tắm trẻ sơ sinh vào mùa lạnh (7/2)
 Trẻ sơ sinh thở nhanh có đáng lo? (7/2)
 Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách giúp cha mẹ vượt qua (30/1)
 Dấu hiệu nhận biết chậm phát triển thể chất ở trẻ từ 0-36 tháng tuổi (30/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i