Cảm xúc mầm non
   Những cô giáo tâm huyết với văn hoá Raglay
 

Khánh Sơn là một huyện vùng núi thuộc tỉnh Khánh Hoà. Mặc dù vùng đất này còn nhiều khó khăn do địa hình đồi núi hiểm trở. Tuy nhiên, với bầu không khí trong lành, mát mẻ và khung cảnh hoang sơ là nơi nhiều người muốn khám phá để được tận hưởng không gian yên tĩnh giữa thiên nhiên.

Huyện miền núi Khánh Sơn đa phần là người dân tộc Raglag và một số ít dân tộc Tày, Chăm, …

Một lần khi có dịp đến với nơi đây, chúng tôi ghé thăm trường Mầm non Hoạ Mi thuộc thôn Xà Bói, xã Sơn Hiệp. Cả đoàn vô cùng thích thú với nhiều hoạt động thú vị của các cô và trẻ như: Nấu ăn, vẽ tranh, hát, tập thể dục và nhiều hoạt động khác nhằm giúp phát triển các kỹ năng, nhận thức cho trẻ.

Khi nghe các cháu đọc thơ bằng một thứ tiếng vô cùng lạ lẫm, chúng tôi ngạc nhiên xen lẫn sự thích thú. Ghé lại trò chuyện tôi được biết đó là các bài thơ tiếng Raglay do cô Mai Kiều Trinh và cô Trần Thị Bích Huệ sáng tác.

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm TW Nha Trang cô Mai Kiều Trinh và Cô Trần Thị Bích Huệ đã tình nguyện về công tác tại ngôi trường miền núi này. Đến nay hai cô đã có hơn 10 năm công tác và cả hai cô đều đã đạt được thành tích Giáo viên dạy giỏi cấp huyệnChiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Năm học 2022 – 2023 cô Bích Huệ và cô Kiều Trinh được phân công phụ trách các bé 4 – 5 tuổi A tại trường Mầm non Hoạ Mi. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ với sự tâm huyết của mình cùng với mong muốn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Raglay và làm phong phú hơn kho tàng thơ, đồng dao cho trẻ mầm non nên hai cô đã tự sáng tác những bài thơ về chủ đề quen thuộc dành cho các bé mầm non và các đặc sản đặc trưng của vùng núi Khánh Sơn.


Cô Bích Huệ, cô Kiều Trinh cùng các bé lớp 4 – 5 tuổi A trường MN Hoạ Mi, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà

Khi được hỏi: Nguyên nhân nào mà cô Bích Huệ và cô Kiều Trinh đã nghĩ đến việc tự sáng tác?

Với nụ cười hiền hoà, thân thiện của mình, cô Kiều Trinh nói: Chúng tôi nhận thấy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ. Đa phần các cháu đang học ở đây là người dân tộc Raglay nên việc phát triển ngôn ngữ lại vô cùng quan trọng. Ngoài các bài thơ, đồng dao có trong chương trình giáo dục mầm non chúng tôi sáng tác thêm những tác phẩm với vần điệu gần gữi với trẻ, với những nội dung nói về quê hương, đặc điểm vùng miền và các loại đặc sản của huyện vùng núi Khánh Sơn.

Cô Bích Huệ chia sẻ thêm: Chúng tôi cũng cảm ơn cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Ngần đã ủng hộ, góp ý để chúng tôi có thêm động lực, niềm tin sáng tác những tác phẩm ngoài phục vụ trong công tác giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn sử dụng tích hợp cho các lĩnh vực khác. Mặc dù, chúng tôi không biết chữ Raglay, nhưng chúng tôi muốn lưu giữ lại chữ viết của người Raglay. Các cháu dù chưa biết chữ nhưng khi nhìn vào có thể nhận biết được đó là chữ viết của dân tộc mình.


Cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Ngần cùng các cháu trong góc đọc sách

Trở ngại lớn nhất của các cô là rào cản ngôn ngữ, sau khi sáng tác các bài thơ bằng tiếng Việt các cô đã tìm các nghệ nhân người Raglay phiên dịch và phối hợp với các giáo viên Raglay cùng dạy trẻ, cùng giữ gìn bản sắc văn hóa tiếng Raglay góp phần làm phong phú hơn kho tàng thơ, đồng dao cho trẻ em mầm non miền núi.


Bài thơ Canh rau rịa do cô Bích Huệ và cô Kiều Trinh sáng tác được dịch sang tiếng Raglay


Bài thơ Bức tranh quê em do cô Bích Huệ và cô Kiều Trinh sáng tác được dịch sang tiếng Raglay


Bài thơ Trái sầu riêng do cô Bích Huệ và cô Kiều Trinh sáng tác được dịch sang tiếng Raglay

Cảm ơn cô Trần Thị Bích Huệ, cô Mai Kiều Trinh cùng Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ, giáo viên đã luôn nỗ lực, sáng tạo, đồng hành cùng sự phát triển của trẻ để trường Mầm non Hoạ Mi huyện Khánh Sơn trở thành một trong những ngôi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

Một số hình ảnh quang cảnh trường, cô và các bé trường MN Hoạ Mi:


Cô và trò cùng đọc bài thơ “Bé tránh xa Covid”


Hình ảnh hoạt động ngoài trời cô và trò “có kèm song ngữ”


Cô và trò trong giờ hoạt động đọc thơ

 

Cô và trò trong giờ học

 Bé cùng xem sách

Quang cảnh trường

Website mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Áo ấm cho em: Mang xuân ấm lên miền cực Bắc (15/2)
 Lời ca trên đỉnh non cao (14/2)
 32 năm tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non của cô giáo Đào Thị Cúc (7/2)
 Cô giáo học tiếng Bahnar để thấu hiểu trò vùng khó (30/1)
 Sẻ chia khó khăn với học sinh miền núi Thái Nguyên (17/1)
 Chung tay giữ ấm cho trò ở vùng cao Tây Bắc (14/1)
 Ngày cuối tuần 'thay áo mới' cho các trường mầm non (5/1)
 Cô hiệu trưởng luôn vận dụng sáng tạo phương pháp quản lý mới (23/12)
 Trường Mầm non Mường Nhà: 'Thắp sáng' tương lai con em dân tộc vùng biên (6/12)
 Cô giáo mầm non tìm tòi hoạt động mới lạ giúp trẻ khám phá, trải nghiệm (1/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i