Sức khỏe và Phát triển
   Bệnh giang mai ở trẻ có nguy hiểm?
 

Trẻ mắc giang mai bẩm sinh có thể bị vàng da, gan lách to, thiếu máu, viêm màng não, thính giác kém, chậm phát triển.

Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh hay giang mai bẩm sinh là bệnh truyền nhiễm mạn tính, do xoắn khuẩn (treponema pallidum), xảy ra khi thai nhi còn trong tử cung. Bệnh truyền từ mẹ sang con, trước hoặc trong khi mang thai.

Triệu chứng sớm của bệnh thường biểu hiện trong khoảng vài tuần đến vài tháng sau khi sinh gồm sốt, rối loạn về da, trẻ sơ sinh nhẹ cân. Một số trường hợp trẻ 4-5 tuổi mới phát hiện mắc bệnh, xếp vào nhóm triệu chứng muộn, lúc này các triệu chứng thường không rõ ràng.


Bong tróc da ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của bệnh giang mai. Ảnh: Freepik

Đối với trẻ mắc giang mai khi còn trong bụng mẹ, thai phụ có nguy cơ cao bị sẩy thai, tình trạng này xảy ra lúc bé chưa được 20 tuần tuổi. Đồng thời, người mẹ dễ sinh non hơn bình thường. Trẻ có thể gặp các vấn đề như quấn dây rốn, thai chết lưu...

Khi sinh ra, trẻ hạn chế tăng trưởng, nhẹ cân. Trong 28 ngày đầu tiên của cuộc đời, bé có thể bị sốt, vàng da, gan lách to, thiếu máu, sổ mũi, viêm màng não. Giang mai bẩm sinh giai đoạn muộn còn gây ra các vấn đề về xương, khớp, thị lực, thính giác, chậm phát triển, theo March of Dimes.

Tuy nhiên, chỉ một số ít trẻ mắc bệnh có triệu chứng, phần lớn khỏe mạnh từ khi sinh ra. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, kéo dài suốt đời. Mức độ biến chứng phụ thuộc vào thời gian bé nhiễm bệnh khi còn trong bụng mẹ. Một tỷ lệ không nhỏ trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai tử vong khi còn trong bào thai hoặc sau khi sinh ra.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), trong một thập kỷ, số lượng trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai ở nước này tăng vọt. Năm 2012, có 332 trẻ sơ sinh nhiễm căn bệnh này. Nhưng đến năm 2021, con số tăng gần gấp 7 lần, lên ít nhất là 2.268 trường hợp, trong đó có 166 trẻ tử vong, chiếm 7%. Một số trẻ khác mắc căn bệnh này đối mặt với các vấn đề như dị tật não và xương, mù lòa, tổn thương nội tạng.

Nếu trẻ bị giang mai bẩm sinh, bác sĩ sẽ điều trị cho bé bằng thuốc kháng sinh. Mức độ điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng, sức khỏe hiện tại. Đối với một số trẻ sơ sinh, bệnh giang mai bẩm sinh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, một số khác phải điều trị triệu chứng trong thời gian dài.

Bệnh có thể phòng ngừa, do vậy phụ nữ nên khám thai định kỳ. Nếu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm giang mai, thai phụ hãy nói với bác sĩ điều trị để thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai bẩm sinh cho thai nhi, có biện pháp can thiệp sớm.

Người ra, trước khi kết hôn nên kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để sàng lọc các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Các cặp đôi quan hệ tình dục an toàn một vợ - một chồng, thực hiện các biện pháp ngừa thai an toàn.

Trước đó, bệnh nhi 1,5 tháng tại Hải Dương nhập viện trong tình trạng tróc da tay, chân ngay sau sinh, quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân. Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy bé mắc hội chứng nhiễm trùng, tổn thương da, má trái sưng đỏ, miệng loét. Kết quả xét nghiệm xác định bé mắc giang mai bẩm sinh. Bố mẹ bé cùng làm xét nghiệm, đều có kết quả dương tính với virus giang mai.

Hà Phượng
(Theo The Washington Post, Nord)

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu trẻ cần điều trị hẹp bao quy đầu (6/8)
 Trẻ nhỏ & điều hòa – Những điều cần biết (29/7)
 Nhiễm trùng tai có thể gây mất thính giác tạm thời (29/7)
 Dấu hiệu đau đầu nguy hiểm ở trẻ (29/7)
 Nghe TIẾNG HO của con để đoán bệnh: Bác sĩ chỉ ra 10 kiểu ho, 3 dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đến bệnh viện sớm nhất! (18/7)
 Phòng cúm bùng phát bất thường vào mùa hè (18/7)
 Dấu hiệu nhận biết các tình trạng ngủ ngáy ở trẻ (18/7)
 Cách hạn chế sóng wifi ảnh hưởng đến trẻ (18/7)
 Các triệu chứng sức khỏe của trẻ không nên bỏ qua (5/7)
 Trẻ nói ngọng có phải do dính thắng lưỡi? (5/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i