Sức khỏe và Phát triển
   Hội chứng TIC ở trẻ
 

 

TIC xảy ra do yếu tố di truyền, bên cạnh đó các yếu tố môi trường như chất gây dị ứng, lo lắng, phim ảnh, trò chơi điện tử cũng là nguyên nhân.

TIC là những rối loạn khiến trẻ lặp đi lặp lại hành động không chủ ý, không kiểm soát được được hành động của các cơ trên cơ thể như: lắc đầu; chớp, giật mắt; càu nhàu, khụt khịt mũi hoặc hắng giọng.

Rối loạn TIC thường bắt đầu từ thời thơ ấu, biểu hiện lần đầu khi trẻ khoảng 5 tuổi, rối loạn phổ biến ở nam hơn nữ. Nhiều trường hợp rối loạn TIC chỉ là tạm thời và qua đi trong vòng một năm. Tuy nhiên, một số người trải qua cảm giác rung giật phát triển thành rối loạn mạn tính.

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều bệnh viện nhi phía Nam ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc chứng rối loạn TIC. Các bác sĩ cho biết, ngoài yếu tố gen di truyền, bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh, một số yếu tố về môi trường và sinh học hay lo lắng cũng có thể gây ra hội chứng TIC. Các yếu tố này có thể là chất gây dị ứng, hóa chất, cũng có thể do trẻ bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử. Trẻ mắc rối loạn TIC thường do được cho xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều.

Qua thực tế điều trị, các bác sĩ cho biết với những trẻ mắc TIC khi được khuyên từ bỏ chơi game, rời xa các thiết bị điện tử, điện thoại, không xem tivi... thì bệnh được cải thiện khá tốt.

Trong khi đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phố Wall (Mỹ) cũng cho hay, các cô gái tuổi vị thành niên ở nước này đi khám bác sĩ phàn nàn về những cơn giật, chẳng hạn như cử động giật, phát ra lời nói lặp lại tăng gấp 10 lần so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Các chuyên gia nhận định, có sự gia tăng đáng kể các thanh thiếu niên mắc chứng TIC. Kể từ tháng 3/2020, Bệnh viện Nhi đồng Texas (Mỹ) báo cáo đã gặp khoảng 60 trường hợp, trong khi trước đó mỗi năm chỉ có khoảng 1-2 trường hợp. Tại Trung tâm Tourette của Đại học Johns Hopkins ở Baltimore Mỹ ghi nhận 10-20% bệnh nhi đã mô tả các hành vi giống như TIC khởi phát cấp tính, tăng từ 2-3% một năm trước đại dịch. Điểm chung của các trường hợp này là trẻ em đều thường xuyên sử dụng điện thoại, có niềm đam mê với ứng dụng TikTok.


Điện thoại là nguyên nhân gián tiếp gây ra rối loạn tic ở trẻ. Ảnh: freepik

Tờ Medical News Today trích dẫn các nghiên cứu cho biết đến nay nguyên nhân chính xác của rối loạn TIC vẫn chưa xác định. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho biết một số đột biến gen cụ thể có thể có vai trò gây ra các rối loạn TIC. Các chất hóa học trong não như là glutamate, serotonin và dopamine cũng có liên quan đến rối loạn này.

Các tình trạng liên quan đến rối loạn TIC, đặc biệt ở trẻ em gồm: sự lo lắng, tăng động giảm chú ý, hội chứng tự kỷ, khó nói, khó ngủ. Những bệnh lý có nguyên nhân trực tiếp cũng dẫn đến rối loạn TIC ở trẻ em như va chạm mạnh, chấn thương đầu, nhiễm trùng, chất độc, phẫu thuật...

Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Mỹ cho biết, có 3 loại rối loạn TIC, gồm rối loạn TIC thoáng qua, hội chứng Tourette và rối loạn TIC tạm. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn TIC, các triệu chứng thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Triệu chứng xác định của rối loạn TIC có thể được phân loại gồm:

Cảm giác động cơ: chúng bao gồm các nhịp như cử động đầu và vai, nhấp nháy, giật, đập, nhấp ngón tay hoặc chạm vào đồ vật hoặc người khác.

Âm thanh: rối loạn TIC gây ra những rối loạn âm thanh, ví dụ như trẻ hay ho, hắng giọng hoặc càu nhàu, hoặc lặp lại các từ hoặc cụm từ.

Ngoài ta, TIC cũng có thể biểu hiện qua những cơn rung giật đột ngột và thoáng qua sử dụng ít nhóm cơ. Ví dụ như ngoáy mũi, trợn mắt hoặc hắng giọng; cảm giác phức tạp liên quan đến các chuyển động phối hợp sử dụng một số nhóm cơ; những cơn ngứa ngáy thường xuất hiện trước một cảm giác khó chịu, chẳng hạn như ngứa hoặc ngứa ran. Nếu không được điều trị, kiểm soát sớm, TIC có thể gây ra các triệu chứng nặng hơn như rối loạn lo lắng, phấn khích, tức giận và mệt mỏi, dễ cáu gắt khi thời tiết khắc nghiệt...

Theo các chuyên gia, rối loạn TIC không nguy hiểm tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến cha mẹ dễ bị stress. Trẻ em bị rối loạn mạn tính có chất lượng cuộc sống thấp hơn, lòng tự trọng thấp hơn so với những trẻ không có một trong những tình trạng này.

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách phòng đậu mùa khỉ ở trẻ em (15/6)
 Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ vào dịp hè (15/6)
 Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ sốt xuất huyết mau khỏi bệnh (4/6)
 Vaccine dại có gây giảm trí nhớ, tổn thương thần kinh? (4/6)
 3 lỗi sai khi nuôi con khiến bé ốm liên tục dù mẹ chăm chút cẩn thận cỡ nào (4/6)
 Mẹo trị sốt mọc răng cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả (29/5)
 Khi nào bé gái ngừng phát ngực và chiều cao? (19/5)
 Trẻ ngủ ngáy khi nào nguy hiểm? (16/5)
 Sai lầm khiến trẻ nguy kịch vì sốt xuất huyết (16/5)
 Nhiều trẻ mắc viêm gan bí ẩn từng tiếp xúc với chó (13/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i