Vui chơi cùng trẻ
   9 mẹo giúp trẻ rời điện thoại trong kỳ nghỉ hè
 

 

Phụ huynh có thể cho trẻ làm việc nhà, tổ chức hoạt động ngoài trời... để kéo trẻ ra khỏi màn hình điện tử.

Nhiều trẻ nghỉ hè dài ngày đồng nghĩa với việc sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại cũng tăng lên. Theo Health Partners (Mỹ), phụ huynh cho trẻ sử dụng điện thoại cần đảm bảo rằng chúng không trở nên phụ thuộc vào các thiết bị điện tử và quản lý hành vi của trẻ.


Nghỉ hè, trẻ sử dụng điện thoại nhiều hơn. Ảnh: Freepik

Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA), cho biết trẻ em sử dụng thiết bị quá nhiều có thể khiến kết quả học tập thấp hơn, tăng nguy cơ béo phì và hành vi tiêu cực. Các chuyên gia cho rằng nên cho trẻ chơi ngoài trời mỗi ngày khoảng 60 phút để giảm căng thẳng và lo lắng, cũng như giúp trẻ có cơ hội để xây dựng khả năng cân bằng, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

Health Partners (Mỹ) gợi ý các biện pháp để kéo trẻ thoát khỏi các thiết bị điện tử như sau:

Làm gương

Nếu phụ huynh liên tục dán mắt và màn hình điện thoại thì việc hạn chế con sử dụng những thiết bị tương tự là điều rất khó. Do vậy các chuyên gia cho rằng, mỗi gia đình nên lập nên những quy tắc riêng như không được sử dụng màn hình hay thiết bị điện tử trong giờ ăn tối, thậm chí là tivi. Bố mẹ cũng không nên dùng điện thoại để xem facebook hay instagram trong thời gian ở nhà, sinh hoạt gia đình vì khiến trẻ có xu hướng học theo.

Dành thời gian hoạt động bên ngoài

Trò chơi điện tử và chương trình truyền hình giáo dục có thể rèn luyện trí não nhưng cũng có thể kích thích tiêu cực đến não bộ. Phụ huynh có thể thiết kế cho con các chuyến tham quan ngoài trời để trẻ tận hưởng âm thanh của thiên nhiên. Đồng thời tạo thói quen đi bộ hàng ngày hoặc hàng tuần quanh khu phố, ghé thăm một hồ nước hoặc công viên, đi bộ đường dài cũng khiến trẻ thích thú.

Chơi thể thao

Các môn thể thao có tổ chức là một cách thu hút trẻ em tham gia vào hoạt động nhóm. Thêm vào đó, chơi thể thao giúp trẻ năng động, linh hoạt hơn. Ngoài ra, chơi với bạn bè bên ngoài giúp trẻ có thêm cơ hội kết bạn mới hoặc xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với những bạn cũ.

Đọc sách

Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ đọc nhiều hơn bằng cách đưa cho con một danh sách các cuốn sách cần đọc trong thời gian nghỉ học. Lợi ích của việc đọc giúp phát triển các kỹ năng nói, đọc hiểu, tư duy logic và mở ra cho trẻ một thế giới kiến thức rộng lớn.

Lên kế hoạch du lịch, cắm trại

Phụ huynh có thể tập cho trẻ thói quen tự lập kế hoạch cho một chuyến du lịch hay đơn giản là cắm trại vào ngày cuối tuần. Việc lên kế hoạch đòi hỏi trẻ tư duy, tự định hướng những thứ sắp xảy ra và sắp xếp lại những thứ cần thiết nên mang theo trong suốt chuyến đi. Khi được tự lên kế hoạch cho những gì sắp xảy ra, trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn.

Làm việc nhà

Để trẻ làm việc nhà là điều tốt cho cả con lẫn cha mẹ. Phụ huynh trước khi đi làm có thể viết ra danh sách các công việc nhà và cho phép bọn trẻ tự do thực hiện cho đến khi công việc hoàn thành. Ngoài việc giao việc cho trẻ, cha mẹ cũng có thể chuẩn bị cho con những phần thưởng mỗi khi trẻ hoàn thành tốt công việc. Làm việc nhà giúp trẻ học về trách nhiệm và cũng là cách tiết kiệm thời gian dọn dẹp của bố mẹ.


Cho trẻ em việc nhà để trẻ bận rộn hơn. Ảnh: Freepik

Để thiết bị điện tử ngoài phòng ngủ

Các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính nên được để ngoài phòng ngủ. Ngủ đều đặn, đúng giờ, chất lượng là điều quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ. Đây cũng là cách để trẻ bỏ qua thói quen xấu đó là ôm điện thoại lên giường.

Lên lịch thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử không có nghĩa là cấm hoàn toàn. Phụ huynh nên thiết lập thời gian được phép và không được phép sử dụng điện thoại cho con mình. Theo các chuyên gia, phụ huynh nên cho trẻ dành thời gian buổi sáng cho các hoạt động giàu trí tưởng tượng vì đó là lúc trí óc nhạy bén hơn. Phụ huynh có thể cho trẻ xem điện thoại vào buổi chiều hay khi thời tiết không thuận lợi cho việc ra ngoài. Ngoài ra, bố mẹ cố gắng đảm bảo rằng thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn - đặt mục tiêu là 30 phút mỗi lần và tối đa một giờ mỗi ngày. Tắt tất cả đồ điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

Cùng thư giãn

Phụ huynh có thể dành thời gian nói chuyện với con để đưa ra danh sách các hoạt động không liên quan đến điện thoại mà chúng thích làm. Dành toàn bộ thời gian rảnh trong ngày để trò chuyện, thư giãn cùng nhau hoặc cùng nhau nấu những bữa ăn ngon cũng giúp kéo trẻ ra khỏi màn hình điện tử.

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lợi ích của thể thao đồng đội với sự phát triển của trẻ (15/6)
 Làm sao để khuyến khích trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn? (29/5)
 Kể chuyện cổ tích nâng cao kỹ năng sống cho trẻ (29/5)
 Lo thiếu sân chơi cho trẻ dịp hè (29/5)
 Gia đình thế nào tạo nên một đứa trẻ hạnh phúc? (19/2)
 Thay vì ép trẻ phải nhường đồ chơi, hãy dạy con bài học về sự chờ đợi: Chia sẻ không phải mất đi, chỉ là đợi để đến lượt (19/2)
 Tại sao nên cho trẻ chơi trò chơi lego? (20/1)
 Để con phá phách đồ đạc rồi tỉnh bơ "Trẻ con có biết gì đâu", mẹ lĩnh ngay khoản nợ 50 triệu đồng (20/1)
 Bé trai không chơi búp bê, bé gái không chơi lego - những định kiến về giới tính trong đồ chơi có thể bỏ lỡ kỹ năng phát triển của trẻ (20/1)
 Nguy hại của việc không cho trẻ tiếp xúc thiên nhiên (17/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i