Sức khoẻ
   Các biện pháp chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng
 

Sở Y tế Hà Nội đăng tải thông tin khuyến cáo người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng.

ThS.BS. Hà Huy Tình - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Đống Đa thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. Nguồn: SYT Hà Nội

Theo đó, thời gian gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để bệnh tay chân miệng phát triển. Theo ghi nhận tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa từ tháng 4 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận gần 100 trường hợp đến khám bệnh tay chân miệng.

Trước tình trạng bệnh tay chân miệng gia tăng, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng.

Bệnh nhân nhi N, 25 tháng tuổi, được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Đống Đa khám trong tình trạng bé sốt cao liên tục, quấy khóc nhiễu, có nhiều phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và loét niêm mạc miệng, ...

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhi, ThS.BS. Hà Huy Tình - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Đống Đa cho biết, bệnh nhi sốt cao, có nhiều phỏng nước ở tay, chân, … Bé được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng có chỉ định nằm viện điều trị nội trú.

Bé được tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết, kết quả chẩn đoán bé mắc bệnh tay chân miệng độ 2B nhóm 1 và được chỉ định điều trị bù dịch điện giải, hạ sốt, an thần, …  tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện. Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Đống Đa đang tiếp nhận điều trị cho khoảng gần 20 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng.

ThS.BS. Hà Huy Tình cho biết: "Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nóng, quấy khóc, nổi ban, phỏng nước trên da, kém ăn, bỏ bú, … Sau đó bệnh chuyển giai đoạn toàn phát, bắt đầu là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng (thường ở mặt trong má, mặt trên của lưỡi). Các phỏng nước có kích cỡ lớn, nhỏ tùy vị trí nằm trên một nền niêm mạc đỏ.

Các phỏng nước trong miệng thường dập vỡ nhanh, tạo ra các vết trợt, loét rất đau, làm bệnh nhân khó ăn uống. Sau đó, phỏng nước xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, đôi khi cả trên người. Chúng tồn tại trong vòng 7 - 10 ngày rồi xẹp xuống, mất đi và không để lại sẹo. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bởi vậy, khi trẻ tiếp xúc với người bệnh, sàn nhà, đồ chơi, thực phẩm nhiễm vi rút rất dễ bị bệnh này. Dù là bệnh lành tính nhưng một số trường hợp các biến chứng thường diễn biến nhanh có khả năng gây tử vong cao như viêm màng não, viêm não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp, …"

BSCKII. Nguyễn Thái Minh – Phó chủ nhiệm Chuyên khoa đầu ngành Truyền nhiễm Hà Nội, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Đống Đa khuyến cáo: “Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe bản thân, trẻ em như vệ sinh cá nhân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ;

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi), sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng;

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh; không tiếp xúc với người bệnh/người nghi ngờ mắc bệnh.

Đặc biệt, thời điểm này, các cháu đang được nghỉ hè nên các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi sức khỏe cho các cháu tránh tiếp xúc nguồn bệnh, nếu có các triệu chứng nốt phỏng vùng lòng bàn tay, chân, trẻ có thể kích thích, quấy khóc, ăn kém do các nốt viêm loét trong miệng gây đau... cần tránh tiếp xúc với các trẻ khác trong gia đình, hàng xóm.

Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi sức khỏe cho trẻ nếu có các biểu hiện triệu chứng tiến triển của bệnh, đặc biệt các dấu hiệu sốt cao, nôn nhiều, rung giật cơ, thậm chí co giật... cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”...

Nguồn https://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con viêm gan cấp vì thực phẩm chức năng tăng chiều cao (14/6)
 Trẻ dễ viêm họng vào mùa hè, cách nào để phòng tránh? (14/6)
 Vitamin A: Thiếu, thừa đều gây hại (11/6)
 3 loại nước tắm giúp sạch rôm sảy cho bé (10/6)
 Loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở trẻ em (10/6)
 Nhận biết và điều trị chắp, lẹo mắt tránh nguy cơ tái phát (9/6)
 Cảm cúm mùa hè ở trẻ - Không nên bỏ qua những lưu ý này (9/6)
 Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp ở trẻ em (8/6)
 Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho? (3/6)
 Phân biệt loét miệng với bệnh tay chân miệng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà (2/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i