Xã hội
   An toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học
 

 

Ảnh minh họa.

Ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học vẫn tiếp tục xảy ra. Tại Hà Nội, từ năm 2010 đến 2021, xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, trong đó có tám vụ tại bếp ăn tập thể trường học (chiếm 47,1%).

Hiện nay, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nên hầu hết các tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trực tiếp và tổ chức ăn bán trú tại trường. Trong khi đó, hệ thống trường học ở nước ta vừa trải qua thời gian nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19, có nhiều xáo trộn về nhân lực và cơ sở vật chất. Thời điểm hiện tại, thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè, không khí nóng ẩm không tốt cho bảo quản thực phẩm.

Vì vậy, công tác an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học càng phải được chú trọng để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, khi mà các kỳ thi kết thúc năm học và cuối cấp đang đến gần. Với bất kỳ lý do gì, việc để học sinh sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn là không thể chấp nhận. Chịu trách nhiệm đầu tiên phải là nhà trường bởi đây là đơn vị cam kết với phụ huynh học sinh trước khi cho con em tới trường. Sau đó là trách nhiệm của đơn vị cung cấp thực phẩm và sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng.

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng và bắt đầu triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện và làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn. Với mô hình này, Hà Nội đặt ra mục tiêu, 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn; niêm yết công khai địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm tại bảng tin nhà trường.

Ngoài ra, 100% người lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại các trường tiểu học xây dựng mô hình được bồi dưỡng kiến thức về an toàn; 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được kiểm tra, giám sát theo quy định và thành lập tổ tự giám sát an toàn thực phẩm.

Bên cạnh những giải pháp cụ thể này, thời gian tới đề nghị các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục tập trung rà soát quy trình chuẩn, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, quy trình bếp ăn một chiều, yếu tố con người…, nhất là xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm tận nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm; đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm để răn đe.

Nguồn https://nhandan.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thăm Trường mầm non khu chế xuất Tân Thuận (26/4)
 Dự thảo Quy chế tuyển sinh: Điều chỉnh có lợi cho thí sinh (23/4)
 TPHCM: Đề xuất mức thu học phí mới từ năm học 2022-2023 (23/4)
 Giải ''bài toán'' thiếu giáo viên mầm non (19/4)
 Lắp camera giám sát trong lớp mầm non: Nên hay không? (18/4)
 Hơn 300 cơ sở mầm non giải thể, Hà Nội đau đầu giải bài toán cho trẻ đi học (18/4)
 "Kích hoạt" lại các trường mầm non ngoài công lập (16/4)
 Chung sức khôi phục trường mầm non tư thục (15/4)
 Hà Nội: Ngày đầu trẻ mầm non đến trường đạt tỉ lệ 66,8% (14/4)
 Còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên còn mất tiền, bỏ được không? (14/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i