Sức khoẻ
   Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ và cách hạn chế
 

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của đường thở, đây là bệnh lý phổ biến, là nguyên nhân nhập viện và gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi.

1. Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ảnh hưởng như nào?

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có những trẻ cứ thời tiết trở lạnh là lại bị ho nhiều, lần nào đi khám cũng bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, khi thì viêm phổi, khi viêm phế quản… mặc dù cha mẹ đã chăm sóc trẻ rất kỹ, nhất là khi trời lạnh. 

Trong họng có rất nhiều tổ chức lympho phát triển, đặc biệt là nhóm lympho ở vòm mũi họng (Vegetation Adenoide gọi là VA). Hơn nữa, trẻ càng nhỏ thì hốc mũi càng hẹp, khi bị viêm nhiễm chất nhầy sẽ tăng tiết nhiều hơn, khiến hốc mũi hẹp đi, việc thở bằng mũi sẽ gặp khó khăn, khi đó khiến trẻ phải thở bằng miệng. Vì thế, không khí không được lọc sạch và không được sưởi ấm trước khi vào phổi. Điều này lý giải tại sao trẻ bị viêm mũi họng sẽ dễ có nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm phổi. 

Biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là: Sốt cao, hắt hơi, ho, nghẹt mũi, chảy mũi, khàn giọng... Với trẻ dưới 1 tuổi đôi khi có nôn nhiều, quấy khóc, khám họng thấy niêm mạc họng đỏ rực. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, bệnh dễ tiến triển nặng lên gây viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt, khi bị bội nhiễm liên cầu khuẩn, nếu không điều trị đúng sẽ có nguy cơ gây biến chứng thấp tim, điều trị vừa lâu dài, tốn kém và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp dễ tiến triển nặng lên gây viêm phế quản, viêm phổi

2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ

Ước tính ở trẻ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp 5 - 8 lần mỗi năm. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ, có thể từ yếu tố môi trường và từ cơ thể trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ:

- Do nhiễm virus và vi khuẩn: Có 60 - 70% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là do virus (virus cúm, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus…). Các loại vi khuẩn khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tinh là Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm, phế cầu, Hemophilus Influenza, Klebsiella Pneumococcus, tụ cầu, liên cầu...

- Nhiễm khuẩn phổi ở trẻ có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi sinh, liên quan mật thiết tới thời gian vỡ ối trước khi sinh:

+ Việc hồi sức sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng, nếu không trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ, môi trường, người chăm sóc... 

+ Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi do hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ lúc trẻ chuẩn bị chào đời. 

+Thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi. Do đó, trong quá trình mang thai, người mẹ phải kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối để phát hiện sớm tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Ước tính ở trẻ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp 5 - 8 lần mỗi năm

+ Ngoài ra, ở những trẻ sơ sinh thiếu cân, do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên dễ bị trào ngược thực quản dạ dày, khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái... Lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, có thể gây ra viêm phổi.

- Trẻ bị các bệnh như viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn cũng có thể dẫn đến viêm phổi.

- Yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp:

+ Các yếu tố thuận lợi bao gồm trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh. Trẻ sinh thấp cân (dưới 2500g). Trẻ bị mắc các bệnh hoặc dị tật bẩm sinh như: Sởi, còi xương, suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch bẩm sinh...

+ Các yếu tố môi trường như: Khí hậu lạnh, thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột, độ ẩm cao. Môi trường đông đúc, ô nhiễm, kém vệ sinh, nhà ở chật chội, ẩm thấp bụi bặm, khói bếp, khói thuốc lá. Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá. Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Chăm sóc trẻ không đúng cách: Trẻ thiếu vitamin A, thiếu kẽm, không bú mẹ, suy dinh dưỡng...

 

Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ có thể hạn chế được nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ.

3. Cần làm gì để phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ

Để hạn chế nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi trẻ chu đáo, nhất là trẻ có tiền sử hay mắc nhiễm khuẩn hô hấp.

Để phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ cần nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ dưới 4 tháng tuổi và càng lâu càng tốt. Cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ, uống Vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác (sắt, kẽm, ...) theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.

Giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh, tránh khói thuốc lá, nơi ô nhiễm, khói bụi. Hiện nay, dịch bệnh và thời tiết chuyển mùa, cha mẹ cần tránh cho trẻ gần gũi với người đang bị cảm ho, tránh cho trẻ đến chỗ đông người.

Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới.  

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhiễm trùng tiểu ở trẻ: Nguyên nhân và những điều cha mẹ cần biết (8/3)
 Khi nào trẻ cần khám hậu Covid-19? (8/3)
 Có nên xông cho trẻ nhỏ chữa Covid? (7/3)
 Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà (4/3)
 Viêm phổi ở trẻ tái phát nhiều lần và hướng xử trí (3/3)
 Hai ngày liên tiếp vượt ngưỡng 1.000 F0, Hà Nam chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi (3/3)
 Bộ Y tế phê duyệt vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi, liều 0,2ml (2/3)
 Chăm sóc trẻ F0 tại nhà: Những điều đơn giản không phải cha mẹ nào cũng biết (1/3)
 Chuyên gia: Không nên quá lo lắng về di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em (28/2)
 Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kịch bản đối phó khi trẻ mắc Covid-19 tăng gấp 3 (25/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i