Dinh dưỡng
   4 điều cha mẹ cần chú ý nếu không muốn con mắc các bệnh về tiêu hóa
 

Hệ tiêu hoá là nền tảng cho sức khoẻ, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng ở trẻ em hệ tiêu hóa còn non nớt, hệ miễn dịch yếu nên rất hay gặp các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy, phân sống, lười ăn hoặc kém hấp thu…

Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt, miễn dịch kém nên rất hay gặp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Điều này gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng hấp thu dưỡng chất và sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. 

Làm thế nào để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ mà còn của cả các y bác sĩ trong công tác điều trị, chăm sóc nhi khoa. 

Dưới đây là những điều cha mẹ cần chú ý trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

1. Có nên cho trẻ ăn nhiều chất bổ dưỡng để cao lớn, thông minh?

Ngày nay, kinh tế phát triển, nhiều gia đình có điều kiện hơn trước, nên cha mẹ luôn có tâm lý mong trẻ phải cao lớn, thông minh, không muốn trẻ bị thấp còi… Nhiều cha mẹ đã ép và cho trẻ ăn nhiều chất đạm, chất béo… đây là sai lầm tai hại.

Bởi vì, với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ, nếu trẻ ăn không đúng cách, bữa ăn không cân đối, không đảm bảm dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa quá nhiều một trong 4 nhóm dưỡng chất (Nhóm bột đường; Nhóm chất đạm; Nhóm chất béo; Nhóm vitamin và khoáng chất…) sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Với quan niệm tăng cường bổ dưỡng, nên nhiều cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo... sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị quá tải, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống… nặng hơn có thể làm tổn thương dạ dày, thận… 

Vậy để trẻ phát triển chiều cao tối ưu, ngoài việc ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng và khoa học thì cha mẹ cần lưu ý tăng cường cho trẻ vận động, điều này sẽ giúp trẻ phát triển cân đối.

Ngoài ra, quá trình chăm sóc trẻ cần phát hiện sớm những biểu hiện của rối loạn tiêu hoá, các bệnh lý về tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy, phân sống... để điều chỉnh chế độ ăn cũng như đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Nếu cho ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị quá tải

2. Kiêng khem quá mức

Ngược lại với một số bà mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, thì một số bà mẹ lại kiêng khem quá mức dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ đang tăng cao.

Mặc dù trẻ có thể đang ở mức nguy cơ béo phì, nhưng không có nghĩa phải kiêng khem quá mức, cần phải có một chế độ ăn phù hợp, cân đối với dinh dưỡng. Nếu tình trạng kiêng khem quá mức tái diễn liên tục, sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì. Ở thể này, phần lớn là do trẻ ăn nhiều chất béo, chất đạm, nhiều chất bột đường, nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất… khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có nhiễm khuẩn tiêu hóa, các bệnh đường ruột, tiêu chảy và các bệnh lý viêm phổi, còi xương...

Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. 

Chú ý cho trẻ ăn uống đủ chất đạm, chất bột, chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất (rau quả tươi). 

Tăng cường hoạt động thể lực cần được quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ hạn chế thời gian ngồi xem trò chơi điện tử và xem tivi, dưới 2 giờ/ngày. 

Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.

 

Để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần phải có một chế độ ăn phù hợp, cân đối với dinh dưỡng

3. Tự ý dùng kháng sinh

Nhiều cha mẹ cho rằng ho, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, phân sống… là phải dùng thuốc. Việc tự dùng thuốc cho trẻ, trong đó nhiều nhất là việc dùng kháng sinh bừa bãi, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy do miễn dịch của cơ thể trẻ còn rất yếu, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu như phân sống, tiêu chảy. 

Để giải quyết việc này, ngay từ khi có ý định mang thai người mẹ cần tiêm phòng đầy đủ và tiêm phòng cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Điều vô cùng quan trọng là không tự ý dùng thuốc cho trẻ, cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc.

Việc dùng kháng sinh bừa bãi, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

4. Sai lầm khi xử trí trẻ bị táo bón

Với trẻ em, tình trạng táo bón rất hay gặp, nhưng nhiều cha mẹ thường tự mua men tiêu hóa hoặc áp dụng các biện pháp mách bảo, thậm chí là thụt tháo cho trẻ… Việc này không cải thiện được tình trạng táo bón mà còn làm nguy hại, có thể gây mất phản xạ đi đại tiện, nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. 

Tương tự, men tiêu hoá thường được chỉ định dùng trong trường hợp trẻ bị thiếu hay mất men tiêu hoá, men vi sinh và được chỉ định khi trẻ cần tái lập lại hệ cân bằng vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, việc dùng cho trẻ phải có chỉ định của bác sĩ.

Nếu áp dụng bừa bãi các biện pháp táo bón cho trẻ mà không đúng, sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và quá trình tiêu hóa - hấp thu - chuyển hóa ở trẻ.

Để cải thiện, ngoài việc sử dụng các phương pháp cần có tư vấn của các nhà chuyên môn, cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm hoa quả giàu chất xơ, bổ sung lợi khuẩn vào khẩu phần ăn và cho trẻ uống đủ nước...

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ăn gì cho bé tăng cân? Top 14 thực phẩm giúp bé tăng cân lành mạnh (15/11)
 12 cách giúp bé tăng cân nhanh và đều, mẹ hết lo (15/11)
 Dinh dưỡng theo vòng đời và mối liên quan đến các bệnh không lây nhiễm (11/11)
 Dinh dưỡng cho trẻ trước và sau khi tiêm vaccinne phòng COVID-19 (5/11)
 Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra sai lầm của cha mẹ khi 'thúc' chiều cao cho con bằng chế độ ăn bổ dưỡng (5/11)
 Trẻ bị ho nên ăn gì để nhanh khỏi? (3/11)
 Hệ vi sinh vật từ sữa mẹ đến đường ruột của trẻ bằng cách nào? (1/11)
 Rau xanh đắt đỏ, nhiều gia đình chuyển qua ăn củ quả thay rau, chuyên gia dinh dưỡng khuyên gì? (28/10)
 Nêm muối đúng cách cho trẻ, cha mẹ nào cũng nên đọc (22/10)
 Vai trò và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý trong dự phòng Covid-19 (20/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i