Mặc dù đi bộ thường được khuyến khích cho bà bầu nhưng không phải thể trạng của người nào cũng phù hợp.
Mang thai là một trải nghiệm không thể nào quên trong cuộc đời của phụ nữ. Khoảnh khắc chờ đợi đứa con chào đời sau 9 tháng 10 ngày giống như sự tái sinh của một người mẹ. Đối với người mẹ, không có gì quan trọng bằng việc con cái được chào đời một cách bình an và khỏe mạnh. Chính vì thế, trong quá trình mang thai, người mẹ ngoài việc quan tâm tới chế độ ăn uống nghỉ ngơi, họ còn lo lắng liệu mình có thể chuyển dạ thuận lợi hay không.
Chọn sinh thường hay sinh mổ có lẽ là câu hỏi được nhiều người mẹ quan tâm nhất. Mặc dù sinh thường rất đau đớn nhưng nhiều người mẹ vẫn chọn vì nó mang lại vô số lợi ích cho cả mẹ lẫn con. Do vậy, họ sẽ cố gắng hết sức để việc sinh nở diễn ra thuận lợi, đặc biệt chú trọng tới các các bài tập hỗ trợ chẳng hạn như đi bộ.
Từ lâu, đi bộ là bài tập được nhiều thế hệ đi trước khuyên các bà bầu nên áp dụng thường xuyên để hỗ trợ cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Thế nhưng, liệu rằng đi bộ có thực sự mang lại những lợi ích tốt như mong đợi?
Tại sao đi bộ được nhiều bà bầu tin rằng sẽ tốt cho quá trình sinh nở tự nhiên?
Sở dĩ có quan niệm đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai vì nó có những lợi ích sau đây:
- Đi bộ là bài tập đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện bất cứ lúc nào, giúp rèn luyện sức khỏe, rất phù hợp cho bà bầu.
Đi bộ có lợi cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
- Đi bộ giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, các chất dinh dưỡng dễ dàng được cơ thể hấp thụ tốt hơn, giảm các triệu chứng phù nề, đau lưng, cải thiện chức năng tim phổi, thúc đẩy hô hấp, giảm đau khi chuyển dạ.
- Đi bộ là bài tập vận động nhẹ nhàng, giúp bà bầu sinh nở thuận lợi hơn. Trong tam cá nguyệt thứ 3, đầu của em bé bắt đầu di chuyển vào khung xương chậu và hướng xuống. Người mẹ có thể giúp em bé tiếp tục ở trạng thái này bằng cách di chuyển thường xuyên, tích lũy sức lực để quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, tránh trường hợp thai nhi quay đầu ngược lại.
- Đi bộ thường xuyên khi mang thai cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não của thai nhi, giúp tăng trí thông minh.
Phụ nữ mang thai trong những trường hợp này không nên đi bộ
Nhìn chung, đi bộ rất tốt cho bà bầu và thai nhi nhưng không phải người nào cũng thích hợp vận động như vậy. Trong những trường hợp sau, tốt nhất bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động.
1. Cân nặng thai nhi bất thường
Trong giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển nhanh. Trong trường hợp cân nặng thai nhi tăng nhanh, vượt mức tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ khuyên bà bầu nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
Điều này là do thai nhi quá lớn, dễ khiến bụng bầu sa xuống khi đi lại. Nếu đi lại nhiều, cả người mẹ và thai nhi đều cảm thấy khó chịu, dễ sinh non, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của em bé. Nếu bụng bầu quá to, bác sĩ không khuyến cáo nằm im trên giường quá nhiều, thông thường có thể mua đai nâng đỡ bụng, cảm giác khó chịu sẽ thuyên giảm nhiều.
Nếu thai nhi quá lớn, bụng sa xuống, bà bầu cần hạn chế đi lại. (Ảnh minh họa)
2. Vị trí nhau thai bất thường
Khi siêu âm, nếu bác sĩ chẩn đoán người mẹ bị bánh nhau bám thấp, dù có hay không có lời khuyên thì lúc này bà bầu cũng không nên vận động quá nhiều, chú trọng đến nghỉ ngơi nhiều hơn.
Vì bánh nhau bám thấp nên dễ gây sinh non. Việc tập thể dục, đi bộ nhiều sẽ làm tăng khả năng xảy ra rủi ro. Vì vậy, tốt hơn hết nếu rơi vào trường hợp này, bà bầu nên chú ý tới việc nghỉ ngơi thay vì vận động.
3. Chức năng bánh nhau bị suy giảm
Nếu bà bầu bị tăng huyết áp lâu ngày và không được kiểm soát, nó rất dễ ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho thai nhi. Theo thời gian, việc này sẽ tác động lên chức năng của bánh nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi.
Vì vậy, khi bà bầu bị tăng huyết áp do ốm nghén, cần tích cực phối hợp với bác sĩ để ổn định huyết áp trở lại.
Tóm lại, bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục hợp lý, ăn uống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân và thai nhi, khám thai đúng hẹn để đảm bảo em bé luôn khỏe mạnh.
Nguồn: Nhịp Sống Việt