Giáo dục trẻ
   Bốn cách giúp trẻ gỡ bỏ lo lắng khi trở lại trường
 

 

Phụ huynh có thể giúp con lạc quan và yên tâm khi đến trường sau thời gian phải ở nhà vì dịch bệnh theo bốn hướng dẫn của chuyên gia.

 

Kể từ khi Covid-19 xuất hiện, cứ 5 trẻ ở Mỹ lại có một em trải qua lo âu, theo số liệu công bố tháng 8 trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics. Nhiều chuyên gia cho rằng với việc hầu hết trẻ bắt đầu trở lại trường giữa bối cảnh biến thể Delta hoành hành và những tranh cãi về đeo khẩu trang vẫn tiếp diễn ở Mỹ thì mức độ căng thẳng có thể lại tăng lên.

Như gia đình Leena và Sunil Saini, ở thị trấn Newtown, bang Pennsylvania, đang băn khoăn khi gửi các con, Kirina và Ela, tới trường sau thời gian giãn cách xã hội cùng nhau suốt 18 tháng qua. "Chúng tôi ở trong bong bóng an toàn và giờ phải cho chúng ra thế giới bên ngoài", Leena Saini chia sẻ, cho biết chồng cô cũng đang phải trở lại công sở làm việc.

"Cho con đến trường trong thời điểm hiện tại là quyết định khó khăn của chúng tôi. Tuy nhiên, vợ chồng tôi không muốn truyền những cảm xúc tiêu cực ấy sang các con".

 

Leena và chồng cô, Sunil Saini, ở bang Pennsylvania, bên hai con gái Kirina và Ela, trong một bức ảnh gia đình không rõ thời gian chụp. Ảnh: Gia đình Sainis

Tiến sĩ Dave Anderson, Phó chủ tịch các chương trình trường học và cộng đồng thuộc Child Mind Institute, một tổ chức chuyên về sức khỏe tâm thần cho trẻ và gia đình ở Mỹ, gợi ý bốn cách nhằm giúp các gia đình vượt qua khủng hoảng.

1. Bình tĩnh và cởi mở với các con

Anderson cho rằng việc nói với con mình đang cảm thấy thế nào không hẳn xấu. Bố mẹ không nên giấu giếm mọi cảm nhận của mình, nhưng những chia sẻ luôn phải chừng mực. Khi nói chuyện với con về nhà trường, phụ hunh tránh hỏi những câu mang tính dẫn dắt như "Con có sợ khi phải trở lại trường không?".

Tiến sĩ Anderson khuyên cha mẹ lắng nghe và trân trọng những cảm nhận của con bằng cách nói với chúng: "Bố mẹ biết con sẽ có nhiều cảm xúc và những cảm xúc đó rất có cơ sở. Hãy tập trung vào những điều giúp con lạc quan hơn".

Phụ huynh hãy giúp con giải tỏa bằng việc hít thở thật sâu và xem lại chương trình của trường con để yên tâm hơn.

2. Trấn an trẻ rằng bố mẹ vẫn có thời gian bên con

Với nhiều gia đình, giãn cách là dịp có nhiều thời gian bên nhau hơn thường lệ. Một số trẻ có thể cảm thấy khó khăn khi phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt này.

"Chúng ta có thể nói với trẻ: 'Lúc mẹ trở lại công sở, chúng ta sẽ gặp nhau ít đi nhưng hãy nhớ rằng mẹ luôn trân trọng những giây phút này khi ta có thể gặp nhau. Mẹ luôn ở bên con như những ngày qua'. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và yên tâm với những chia sẻ đó", Anderson gợi ý.

3. Nói với con những điều phải làm để giữ an toàn

Trẻ có thể lo lắng khi bị bố mẹ yêu cầu đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp an toàn khác để phòng ngừa Covid-19 trong khi bạn bè thì không. Nhất là ở những khu học chánh vẫn còn tồn tại tranh cãi về việc đeo khẩu trang thì việc phụ huynh trò chuyện trước với con về các biện pháp an toàn là cần thiết.

Tiến sĩ Anderson gợi ý cha mẹ có thể nói với trẻ: "Bố mẹ quyết định là con sẽ đeo khẩu trang và chúng ta sẽ đi kiếm cho con một chiếc vừa vặn". Ngoài ra, phụ huynh cũng nên nhắc con khi nào có thể bỏ khẩu trang ra và sự thực là sẽ có một số bạn cùng lớp không đeo khẩu trang.

4. Quan tâm tới giấc ngủ, chế độ ăn điều độ và vận động

Ngoài quan tâm tới cảm xúc của trẻ, bố mẹ cũng nên chú ý tới việc trẻ ăn gì, ngủ bao lâu và vận động ra sao. Lối sống lành mạnh có thể giúp trẻ và phụ huynh đương đầu với căng thẳng.

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 3 dấu hiệu chỉ cần nhìn thoáng qua cũng đã có thể nhận ra trẻ đang thiếu thốn tình cảm (15/8)
 Sự khác biệt giữa những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng và không bị la mắng, bố mẹ cần chú ý (4/8)
 Muốn con có tinh thần tự giác đọc sách từ khi còn nhỏ, bố mẹ chỉ cần dành 10 phút mỗi tối để làm việc này cùng con là đủ (4/8)
 Trước 6 tuổi, con gái và con trai cần phải được nuôi dạy theo cách khác nhau (4/8)
 Dấu hiệu trẻ bị trầm cảm (4/8)
 Tác nhân nào khiến trẻ học kém? (4/8)
 Trước khi là thần đồng chí ít trẻ đã có những phẩm chất này (4/8)
 Trẻ bám mẹ: Chuyên gia giải oan cho "những đứa trẻ hư" và các "bà mẹ nuông chiều con" (30/7)
 6 hành vi xấu ảnh hưởng tới IQ của trẻ (15/7)
 Cha mẹ nên làm gì với những đứa trẻ “ Khó bảo” từ bé (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i