Sức khoẻ
   Quy tắc ba mẹ cần thuộc lòng để xử trí bé sốt co giật
 

 

Nếu sốt luôn là nỗi ám ảnh của ba mẹ có con nhỏ thì cụm từ "sốt co giật" thực sự là cơn ác mộng. Trong tình cảnh rối ren đó, bà nội thì bảo phải vắt chanh vào miệng bé, bà ngoại thì kêu mang bé đi cắt lễ, thậm chí là cúng thầy bà. Vậy rốt cục làm thế nào mới đúng?

Co giật ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân: sốt co giật, động kinh, xuất huyết não, viêm màng não…và luôn luôn là tình huống cấp cứu.

Nhưng trong lúc chờ xe cấp cứu đến, ba mẹ phải làm gì?

Đầu tiên, ba mẹ cần hết sức bình tĩnh. Tuyệt đại đa số những cơn co giật sẽ tự ngừng sau vài phút. Do đó, ba mẹ không cần phải làm gì để chấm dứt cơn co giật cả! Việc đáng lo ngại nhất khi co giật là bé có thể hít sặc những thứ đang có trong miệng (sữa, thức ăn, đồ chơi…) gây ngạt.

Do đó, những việc ba mẹ cần làm là:

Bước 1:  Gọi người giúp đỡ.

Bước 2: Đặt bé nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn, nghiêng sang một bên để tránh hít sặc.

Bước 3: Không cho bất kỳ vật gì vào miệng bé (ví dụ như vắt chanh, hay bỏ quả chanh vào miệng bé; vì những vật này có thể gây hít sặc hoặc gây tắc đường thở của bé)

Bước 4:  Không đè bé, hoặc cố dùng sức kềm cơn giật.

Trừ khi ba mẹ đã biết là bé bị động kinh, ngay sau khi sơ cứu như trên, phải đưa bé đến bệnh viện.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra và làm xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác về bệnh trạng của bé vì co giật có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm.

Ba mẹ cần hết sức bình tĩnh khi con bị sốt

Phòng cơn co giật do sốt cao

Đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ khi trẻ sốt. Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ. 

Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ. Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C, vị trí nách, bẹn.

Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa... hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe. Và đặc biệt là đối với trường hợp bé nhà bạn sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì mình càng nên phải chú ý.

Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Bs Đào Nguyễn Phương Linh

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em (21/5)
 Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tay-chân- miệng (19/5)
 Vì sao tiêm phòng thủy đậu vẫn mắc bệnh? (18/5)
 Bé 6 tháng tuổi phù phổi do tay chân miệng (18/5)
 Trẻ rụng tóc do đâu? (14/5)
 Biểu hiện viêm tai giữa (12/5)
 Học sinh tiểu học nhập viện sau khi uống thuốc tẩy giun: Tạm dừng lô thuốc (11/5)
 Vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào cần đi khám? (10/5)
 COVID-19: Tăng số trẻ nhiễm toan ceton, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường (5/5)
 Đái dắt ở trẻ em- Cảnh báo cho cha mẹ (4/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i