Giáo dục trẻ
   Trẻ có trí nhớ kém bởi 4 thói quen độc hại
 

 

Nếu trẻ 'học trước quên sau', có lẽ chúng đã và đang duy trì một số thói quen xấu, tổn hại đến khả năng ghi nhớ từ nhỏ.

Nhiều trẻ có trí nhớ rất tốt, chỉ sau một hai lần đọc, chúng có thể ghi nhớ không sai một từ. Tuy vậy cũng có trẻ có thể quên ngay những điều mình vừa nhìn thấy.

Trí nhớ tốt hay kém không chỉ liên quan đến độ tuổi, mà còn liên quan đến phương pháp ghi nhớ và quan trọng hơn là sự phát triển trí não. Điều đặc biệt là sự phát triển của não bộ lại liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt.

4 thói quen xấu gây hại cho trí nhớ của trẻ nhỏ dưới đây đáng để bố mẹ suy ngẫm và sửa chữa.

 


Các bậc cha mẹ thường bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột khi con có biểu hiện trí nhớ kém, lơ là, học trước quên sau. Ảnh: kknews.

1. Lười tập thể dục

Môt trường trung học cơ sở ở Chicago, Mỹ yêu cầu học sinh đến trường trước 7h sáng để chạy bộ, sau đó mới vào lớp. Lúc đầu, rất nhiều phụ huynh phản đối vì không muốn trẻ đi học quá sớm. "Chạy vài vòng quanh trường mệt mỏi vào lớp ngủ gật thì sao?", nhiều người đặt câu hỏi với hiệu trưởng.

Tuy nhiên sau một thời gian kết quả ngược lại, học sinh tỉnh táo hơn, không khí trong lớp cũng tốt hơn, trí nhớ và khả năng tập trung của học sinh được nâng cao. Kết thúc một học kỳ, khả năng đọc hiểu của nhóm học sinh thường chạy bộ mỗi sáng cao hơn 10% so với học sinh không tham gia chạy bộ.

Nguyên nhân là do quá trình chạy bộ, cơ thể con người sẽ sản xuất ra dopamine, serotonin và norepinephrine, những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cải thiện trạng thái tinh thần của trẻ. Không chỉ vậy, tập thể dục còn cải thiện chức năng tim phổi, mạch máu, cải thiện quá trình trao đổi chất giúp trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn.

2. Không ăn sáng

Hơn 70% trẻ không thích ăn sáng hoặc kén ăn vào bữa sáng. Sau một đêm, cơ thể thường sẽ có ít năng lượng sau khi thức dậy. Nếu không ăn sáng vào lúc này, lượng đường trong máu thấp, các mô và tế bào không thể nhận được năng lượng, dẫn tới việc giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Một nghiên cứu của các chuyên gia Đại học tổng hợp Florida đã chỉ ra rằng nếu ăn sáng đều đặn, trẻ sẽ thông minh hơn. Để thực hiện nghiên cứu này, các chuyên gia chọn ra 1.269 trẻ trên 6 tuổi và thực hiện các bài kiểm tra IQ. Kết quả cho thấy, nếu bỏ qua những yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ như thu nhập của gia đình, sự giáo dục, tác động bên ngoài, thì những trẻ em ăn sáng đều đặn luôn có điểm IQ cao hơn so với những trẻ em không ăn sáng thường xuyên hoặc bỏ hẳn bữa sáng.

 

Cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và tạo điều kiện cho trẻ được ngủ đủ giấc để học bài mau thuộc hơn. Ảnh: kknews.

3. Thức khuya và ngủ ít

Đối với não bộ, cách chính để loại bỏ mệt mỏi là ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc không chỉ dễ khiến trẻ thấp còi, chậm tăng cân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Đặc biệt giai đoạn ấu thơ, hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Giấc ngủ sâu có thể làm cho hệ thần kinh được nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn, thúc đẩy vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác và thực hiện tích lũy thông tin. Từ đó thúc đẩy trí thông minh, trí nhớ và phát triển khả năng nhận thức của trẻ.

Nói cách khác, trẻ thiếu ngủ lâu ngày dễ bị chóng mặt, suy nghĩ chậm chạp, thiếu tập trung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của não bộ. Bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm thì càng tốt.

4. Nghiện đồ điện tử

Trong một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia Trung Quốc chủ trì, các nhà khoa học đã xem xét 4.500 bản quét não của trẻ từ 9 đến 10 tuổi và phát hiện ra: Điện thoại thông minh, máy tính bảng và trò chơi điện tử sẽ thay đổi thể chất bộ não của thanh thiếu niên. Những đứa trẻ xem đồ điện tử nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra tư duy và ngôn ngữ. Và những đứa trẻ dành hơn 7 giờ trên màn hình mỗi ngày có vỏ não mỏng hơn! "Điều này có nghĩa là các dây thần kinh sọ não thiếu đất màu mỡ để bén rễ và phát triển", kết luận khẳng định.

Còn theo nghiên cứu của đại học Harvard, Mỹ, chỉ có trải nghiệm thực tế phong phú, trẻ từ 0-6 tuổi mới có thể đạt được các dây thần kinh não bộ - cơ sở vật chất của trí thông minh - thông qua quá trình học tập và phát triển đa dạng.

Không cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm điện tử là không thực tế, nhưng bố mẹ phải kiểm soát nội dung, thời lượng, tần suất, đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, để chúng không còn chú tâm đến đồ điện tử.

 

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bốn nguyên tắc trở thành cha mẹ tốt (10/4)
 Làm gì khi trẻ bị bạn bè xa lánh? (29/3)
 Cha mẹ có cần xin lỗi con cái? (22/3)
 Tại sao trẻ 'quậy' khi ở cạnh cha mẹ (16/3)
 Để ông bà dạy cháu là sai lầm? (16/3)
 Bố mẹ và con cái, ai yêu ai nhiều hơn? (16/3)
 Kỹ năng sống cần dạy khi con 10 tuổi (16/3)
 Có nên nói với con là 'nhà mình nghèo'? (16/3)
 'Trái đắng' vì thỏa mãn con vô điều kiện (7/3)
 4 kiểu gia đình khiến trẻ 'càng học càng kém' (7/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i