Có thể nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, vệ sinh răng miệng cho trẻ em càng sớm thì càng có lợi. Đặc biệt, trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau cần có phương pháp thích hợp. Do vậy, đối với những người làm mẹ lần đầu hoặc đang chuẩn bị, nhất định cần nắm rõ các quy tắc vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sau đây là các giai đoạn vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ mà người mẹ cần chú ý:
1. Trước khi mọc răng
Hầu hết trẻ sẽ mọc răng trước 6 tháng tuổi. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, trẻ không cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi mọc răng, quan niệm này là sai lầm. Trẻ ở giai đoạn này thường ăn thức ăn lỏng như sữa mẹ hoặc sữa bột, tuy không cần thêm thức ăn bổ sung nhưng vẫn phải vệ sinh răng miệng đơn giản.
Trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau nên vệ sinh răng miệng như thế nào: Đây là những điều cha mẹ cần biết - Ảnh 1.
Vệ sinh răng miệng ở giai đoạn này rất cần thiết. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ có thể dùng gạc để lau lưỡi, nướu, vòm miệng trên và dưới và các bộ phận khác để loại bỏ mảng bám của sữa, tạo môi trường tốt cho quá trình mọc răng của trẻ, ngăn ngừa các vấn đề như tưa miệng.
2. Sau khi mọc răng đến 3 tuổi
Ở giai đoạn này, răng sữa sẽ mọc cho đến khoảng 2 tuổi. Việc vệ sinh răng miệng lúc này rất quan trọng, nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng sâu răng, mòn răng, sún răng, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
Ngoài việc tiếp tục sử dụng gạc để làm sạch khoang miệng, trẻ cần sử dụng bàn chải chuyên dụng dành cho trẻ em. Bạn có thể chọn chất liệu silicon để không làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.
Các miếng gạc quấn ngón tay sẽ linh hoạt hơn, ngoài tác dụng làm sạch răng, nó còn có thể làm sạch các bộ phận trong miệng như nướu, lưỡi, vòm miệng trên và dưới, đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Ngay từ khi bắt đầu mọc răng, bạn có thể cân nhắc việc bôi vecni fluor lên răng, nên thực hiện từ 3 đến 6 tháng/lần. Đây là cách dự phòng sâu răng sớm được đánh giá là hiệu quả và ít tốn kém.
Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ cả trước và khi đang mọc răng đều rất quan trọng (Ảnh minh họa).
3. 3 tuổi đến 6 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể chủ động trong việc làm sạch răng miệng. Cha mẹ lúc này cần thay đổi từ người lãnh đạo sang người hỗ trợ.
Lúc này răng rụng của trẻ đã mọc đầy đủ nên bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để làm sạch kẽ răng. Điều lưu ý, cha mẹ nên kiểm tra sau khi trẻ đã vệ sinh răng miệng và giúp trẻ làm sạch những góc không dễ chải.
Ngoài ra, bạn phải sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, lượng có kích thước bằng hạt hạt đậu, sau khi đánh răng cần súc miệng lại với nước.
Trong quan niệm truyền thống của mọi người, đánh răng tương đương với làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, ngoài răng còn có lưỡi, vòm miệng trên và dưới và các bộ phận khác của miệng, đánh răng bằng bàn chải chỉ có thể làm sạch bề mặt răng, cặn thức ăn, mảng bám có thể vẫn còn bám trong nướu và kẽ răng.
Vì sức khỏe răng miệng của trẻ, cha mẹ cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho bé càng sớm càng tốt. Ngoài việc giám sát việc đánh răng của trẻ, cũng cần dạy trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, tiếp tục sử dụng băng gạc để làm sạch lưỡi, vòm miệng trên và dưới và các bộ phận khác.
Những dụng cụ cần thiết để vệ sinh răng miệng cho trẻ
Bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa và gạc được sử dụng để làm sạch khoang miệng. Từ 3 đến 4 tuổi, bạn có thể cân nhắc đến việc trám bít các vết rỗ và kẽ nứt của răng hàm để ngăn vi khuẩn và các chất chuyển hóa của chúng xâm nhập, ảnh hưởng đến tình trạng mòn răng.
Trẻ sau 6 tuổi về cơ bản có thể tự vệ sinh khoang miệng một cách độc lập, vai trò của cha mẹ là giám sát và kiểm tra hiệu quả làm sạch khoang miệng của trẻ.
Nên trám bít các vết rỗ và kẽ nứt của răng hàm vĩnh viễn thứ nhất (răng thứ sáu) khi trẻ 6 - 8 tuổi. Trám bít các vết rỗ và kẽ nứt của răng hàm vĩnh viễn thứ hai vào khoảng 12 tuổi.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ngoài việc đánh răng thôi chưa đủ, cha mẹ cần phòng ngừa sâu răng cho trẻ bằng cách hạn chế đồ ăn vặt, nước ngọt có ga, đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra răng miệng.
Nguồn Trí Thức Trẻ