Tâm lý
   Dạy trẻ cách tự đứng lên bảo vệ mình
 

Bạn cần trang bị cho trẻ kỹ năng quyết đoán, yêu cầu người khác dừng hành vi trêu chọc hoặc bắt nạt, sau đó rời đi nếu họ tiếp tục.

Emily Edlynn, sống tại Illinois, Mỹ, là tác giả của blog nổi tiếng The Art and Science of Mom và là mẹ của ba con. Với kinh nghiệm của nhà tâm lý học tâm sàng, chuyên làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên, Edlynn chia sẻ cách dạy trẻ tự đứng lên khi bị bắt nạt.

Tôi từng nhận được email từ một người mẹ có con tròn 6 tuổi. Trong email, cô ấy viết "Con tôi thường bị bạn bè đánh và bắt nạt. Dù cố gắng rất nhiều, chúng tôi không thể dạy con tự đứng lên. Trường học đã đóng cửa gần một năm, mọi thứ trở nên khó khăn hơn với gia đình tôi khi hầu hết tương tác của con là ảo. Làm thế nào tôi có thể dạy con tự bảo vệ mình?". Tôi nghĩ đây cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh và những cách này có thể giúp các bạn giải quyết.

Tăng cường tương tác trực tiếp

Một trong những hệ quả đáng tiếc nhất của Covid-19 xảy đến là trẻ em mất đi cơ hội rèn luyện kỹ năng xã hội cần thiết. Bạn có thể thấy vấn đề liên tục xảy ra khi trẻ không được ở trong môi trường điển hình để phát triển những kỹ năng này một cách tự nhiên.

Mạng xã hội giúp trẻ duy trì kết nối nhưng tương tác chắc chắn không thể bằng việc gặp trực tiếp. Để kỹ năng giao tiếp của trẻ không mất đi hoặc kém phát triển, bên cạnh những giờ học online, bạn nên tạo cơ hội gặp gỡ hàng xóm, những người thân trong gia đình. Tất nhiên những việc này chỉ nên xảy ra trong điều kiện dịch bệnh ở khu vực của bạn được kiểm soát tương đối tốt.

Ảnh: Yeji Kim

Nói chuyện với trẻ về tình bạn

Trong câu chuyện của người mẹ, tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết đứa trẻ "bị bạn bè đánh và bắt nạt". Tôi nghĩ chúng ta cần giúp trẻ thay đổi quan niệm về tình bạn bởi bạn bè không bắt nạt và đánh nhau.

Sở dĩ, đôi khi với trẻ, tình bạn là khi hai người cùng thích lego hoặc gật đầu chào nhau, hay đơn giản là học chung lớp. Việc này khiến trẻ gặp khó khăn khi phản kháng lại những người trẻ coi là bạn. Do đó, bạn có thể hướng trẻ làm bạn với những đứa trẻ khác lành mạnh và phù hợp hơn. Thay đổi nhóm bạn cũng là cách giúp trẻ xây dựng sự tự tin và có được những người bạn thật sự.

Dạy trẻ kỹ năng quyết đoán

Nếu bạn vẫn lo lắng về việc làm thế nào để đứa trẻ học cách tự bảo vệ mình, biện pháp là dạy trẻ quyết đoán. Tất nhiên, bạn cần phân biệt giữa quyết đoán và hung hăng. Quyết đoán là đứng lên đấu tranh cho chính chúng ta trong khi hung hăng là làm tổn hại người khác bằng lời nói hoặc hành động.

Những điều cơ bản của kỹ năng quyết đoán gồm: Yêu cầu đứa trẻ bắt nạt dừng lại, "đừng gọi tôi bằng cái tên đó nữa"; nêu yêu cầu của bản thân "Tôi không thích bạn trêu chọc tôi như vậy"; rời đi nếu hành vi xấu tiếp tục.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ bị bắt nạt. Đôi khi, nguyên nhân lại đến từ việc đứa trẻ của bạn không tự tin hoặc có điều gì đó khác biệt. Việc dạy trẻ quyết đoán cũng là cách hay để khắc phục điểm yếu này, vừa giúp ngăn chặn việc bắt nạt.

Tiếp cận với trường học

Theo nhiều nghiên cứu mà tôi tìm hiểu, yếu tố giúp trẻ ít bị bắt nạt nhất không phải đến từ hành vi của các cá nhân mà là văn hóa giải quyết vấn đề của trường học và cộng đồng trẻ sinh sống. Bạn cần liên hệ với trường để biết họ cung cấp chương trình giảng dạy ra sao, các hoạt động ngoại khóa thế nào và ai là người trẻ có thể tin tưởng để chia sẻ khi gặp rắc rối tại trường.

Bạn không thể biết và can thiệp hết mọi chuyện trẻ gặp ở trường, việc giữ liên lạc tốt với giáo viên sẽ giúp bạn giải quyết việc này, đồng thời đưa ra quyết định sớm trước khi vấn đề trở nên quá nghiêm trọng. Cùng với đó, nếu đứa trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 3 câu nói của cha mẹ có sức sát thương với trẻ, khiến trẻ lớn lên thiếu tự tin (28/1)
 4 bài học về tiền cha mẹ cần dạy con trước năm 6 tuổi (27/1)
 4 tính cách ở trẻ dự báo lớn lên ngang ngược, bất trị, cha mẹ cần sửa ngay cho con (27/1)
 Dấu hiệu trẻ sở hữu trí tuệ cảm xúc cao (26/1)
 Giúp trẻ trở thành người tốt, tránh thói ích kỷ (12/1)
 Nếu yêu con hãy buông tay và để con được lớn (11/1)
 Môi trường giúp trẻ nuôi dưỡng sự sáng tạo (4/1)
 Có nên cấm bé trai chơi búp bê? (30/12)
 Hãy cho con được quyền thất bại! (30/12)
 Trẻ tự kỷ phải được quan tâm và phát hiện sớm (28/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i