Bệnh về tiêu hóa
   Đề phòng bệnh tiêu chảy do virus cho trẻ khi thời tiết khô lạnh
 
Bác sĩ Vũ Quý Hợp - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết, tại Khoa Tiêu hóa lúc cao điểm luôn có 40-50 bệnh nhi đến điều trị tiêu chảy.

Tháng 12-2006 và tháng 1-2007 tới đây là thời điểm được các bác sĩ cảnh báo có nguy cơ cao bùng phát dịch tiêu chảy do virus. Bệnh nhân bị tiêu chảy do Rotavirus thường từ 5 tuổi trở xuống. Tại phòng điều trị bệnh nhân nội trú, nhiều nhất vẫn là trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm (4-6 tháng) đến 2 tuổi.

Cháu Duy Trường vừa tròn 1 tuổi (huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) bị tiêu chảy đã 9 ngày nhưng vẫn chưa có dấu hiệu đỡ bệnh. Mất nước nhiều khiến cơ thể bé gầy gò, da xanh nhợt, phải truyền dịch liên tục. Trong 6 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ, bé đã được các bác sĩ truyền cho 8 chai dịch vì cháu không thể ăn uống được, lại tiêu chảy nhiều khiến cơ thể mất nước. Những ngày đầu cháu bị tiêu chảy tới gần 20 lần, có khi chỉ 1 đêm đã đi ngoài 10 lần.

Hôm 1-12, các bác sĩ lại phát hiện bệnh nhi này bị ho do viêm phổi. Bác sĩ Hợp cho biết, có một số trường hợp bệnh nhân cùng lúc bị virus tấn công vào hệ tiêu hóa và phổi nên việc điều trị sẽ kéo dài và bệnh tình nặng hơn.

Bác sĩ Hồ Thị Hiền - Phó trưởng khoa Tiêu hóa cho biết tiêu chảy do Rotavirus thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và đông, mùa đông và mùa xuân. Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng sốt, nôn nhiều, quấy khóc, mệt mỏi, tiêu chảy toàn phân nước lẫn dịch nhầy.

Cho đến nay, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF đối với điều trị tiêu chảy ở trẻ em là sử dụng dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Đồng thời, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung như bình thường, không nên sử dụng kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy (trừ trường hợp bị lỵ) vì như vậy sẽ làm rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa khiến bệnh nặng thêm.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại Oresol với hương vị hoa quả rất dễ uống dành cho trẻ em, các phụ huynh có thể cho bé uống theo chỉ dẫn của bác sĩ trong trường hợp trẻ mới bị tiêu chảy và chưa mất nước nhiều.

Thời tiết khô, lạnh là điều kiện thích hợp để bệnh tiêu chảy do Rotavirus phát triển.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, không phải do vi khuẩn lỵ thì chỉ nên dùng ORS hoặc các dung dịch bù nước điện giải được chế biến từ thức ăn như nước cháo muối (không mặn quá), nước gạo rang, súp cà rốt, nước hồng xiêm xay...

Bác sĩ Hiền cho biết thêm, có thể dùng thêm một số men tiêu hóa vi sinh như: lacteolfor, lactominplus, antibio, biosubtil: 1-2 gói/ngày, cốm biobaby: 4-6 thìa/ngày chia 3-4 lần.

Tuyệt đối không bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nước có ga, nước hoa quả pha đường trong khi trẻ bị tiêu chảy vì sẽ làm bệnh tình nặng thêm.
 
Khi thấy dấu hiệu trẻ mất nước nhiều như mệt mỏi, sốt cao, li bì cần đưa tới cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Các bà mẹ cũng không nên kiêng khem quá kỹ cho bé trong lúc bị bệnh sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, giảm sức khỏe và lâu hồi phục. Theo bác sĩ Hiền, khi trẻ bị tiêu chảy vẫn cho bú mẹ bình thường (với trẻ còn bú mẹ) và phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé bằng cách chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong 1 ngày.

Bác sĩ Hợp cảnh báo, do Rotavirus tồn tại trong không khí và dễ phát triển khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên rất dễ lây chéo từ trẻ này sang trẻ khác dẫn tới dịch tiêu chảy.

Vì vậy, người lớn nên giữ vệ sinh cho trẻ và bản thân mình trong khi chăm sóc trẻ. Trường hợp bệnh nhi Duy Trường nói trên là ví dụ của việc không đảm bảo vệ sinh. Sau khi bị tiêu chảy 4 ngày, cháu bé đã khỏi nhưng chỉ sau một ngày được xuất viện đã phải nhập viện trở lại do người mẹ không giữ vệ sinh trong lúc chăm sóc con nên bé bị tái phát tiêu chảy.

Bác sĩ Hiền cho biết, có một số gia đình nhầm lẫn việc con bị tiêu chảy do virus với việc trẻ đi ngoài phân lỏng, sốt, nôn do mọc răng nên khi nhập viện đã quá muộn, cháu bé mất nước nhiều nên cơ thể rất yếu.

Điều quan trọng nhất trong phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ trong mùa lạnh là đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong các bữa ăn để trẻ đủ sức khỏe chống lại bệnh và giúp cơ thể nhanh hồi phục. 

Theo Tiền phong.
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do bất thường ở ruột (4/12)
 Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do bất thường ở đường ruột (29/11)
 Hăm da ở trẻ tiêu chảy (19/11)
 Bệnh tiêu chảy gia tăng ở trẻ em (9/11)
 Phòng bệnh tiêu chảy mùa đông (1/11)
 Nhiễm độc vì kỵ thức ăn (18/9)
 Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em. (11/9)
 Đau bụng ở trẻ em. (5/9)
 Tiêu chảy: Bệnh thường gặp ở trẻ em (5/9)
 5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nắng. (29/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i