Trẻ sơ sinh
   Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều phân lỏng
 

 

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều phân lỏng thì cần phải làm gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Hôm nay, Tạp Chí Trẻ Em xin thông tin đến bạn những điều cần biết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều phân lỏng.

 

 

Trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường là như thế nào?

Có sự khác biệt giữa phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức.

Phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường mềm hoặc lỏng và có ít hạt trắng. Thường có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có thể có màu xanh lục nhạt. Bé bú mẹ có thể đi ngoài tới 8-10 lần một ngày hoặc vài ngày không đi ngoài vẫn được xem là bình thường nếu bé khỏe mạnh và tăng cân tốt.

Bé bú sữa công thức có xu hướng đi ngoài phân đặc hơn so với trẻ bú mẹ. Phân bình thường ở trẻ bú sữa công thức thường là khối mềm, màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu, phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng. Số lần đi ngoài thường từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, đến mỗi 1 hoặc 2 ngày.

Khi nào thì gọi là trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài với các tính chất sau thì có khả năng là trẻ bị tiêu chảy:

Nhiều lần hơn bình thường của bé.
Có bọt.
Tóe nước.
Thay đổi màu sắc.
Có nhầy hoặc máu.
Có mùi thối.


Nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?
Các khả năng có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy khá đa dạng. Bé có thể đang nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Cũng có thể tiêu chảy là do ký sinh trùng, đôi khi là do kháng sinh, hoặc do thức ăn của bé. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài khi uống quá nhiều nước trái cây, hoặc trẻ bị dị ứng hay kém dung nạp với thức ăn.

Nhiều khi cũng không cần biết chính xác nguyên nhân bé bị tiêu chảy, vì tiêu chảy sẽ tự giới hạn, khi đó nguyên nhân không đáng để lưu tâm.

Ảnh hưởng khi bé bị tiêu chảy?
Tiêu chảy làm cơ thể bé mất nhiều nước và điện giải. Bé có thể mất nước rất nhanh trong 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy và nó có thể rất nguy hiểm, đặc biệt đồi với trẻ mới sinh.

Khi nào mẹ nên đưa trẻ bị tiêu chảy đi khám bác sĩ?
Hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để con bạn được thăm khám và đánh giá một cách chính xác khi bé bị tiêu chảy kèm các dấu hiệu sau:

Nếu bé có sốt.
Nếu bé nôn hơn 12 tiếng.
Nếu bé có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích,...)
Nếu phân có máu hoặc nhầy hoặc có màu đen.
Nếu phân có mùi thối hoặc giống có mỡ.
Nếu tiêu chảy nặng hơn 48 giờ.
Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi hãy gọi bác sĩ càng sớm càng tốt khi bé bị tiêu chảy hoặc nôn.
Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều
Bác sĩ thường không khuyên dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh khi xác định trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hoặc thuốc kháng ký sinh trùng khi nhiễm ký sinh trùng.

Bé bị tiêu chảy nặng có mất nước sẽ cần phải nhập viên để truyền dịch tĩnh mạch.

Bác sĩ có thể khuyên các mẹ cho bé bị tiêu chảyuống thêm dịch bồi phụ nước điện giải (Oresol). Sản phẩm này các mẹ có thể mua ở quầy thuốc, chúng chứa nước và các chất điện giải có thể dự phòng và điều trị mất nước.

Nếu đang ăn thức ăn đặc mà trẻ bị tiêu chảy, bác sĩ có thể khuyên chuyển qua các loại thức ăn mềm, dạng bột giống như chuối, táo, và ngũ cốc cho đến khi tiêu chảy ngừng. Các mẹ đang cho con bú nên tránh các thức ăn có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy nên tránh các thức ăn có thể làm bệnh nặng hơn, như:

Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa bò, phô mai
Đồ ngọt như bánh, soda, thức uống có ga.
Tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây. Mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé để ngăn sự lây nhiễm. Giữ tã mới ở chỗ sạch và không bị nhiễm bẩn. Hãy giữ bé ở nhà để chăm sóc cho đến khi bé hết hẳn tiêu chảy.

 

Nguồn CMVN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Căn bệnh 30-40% trẻ sinh non mắc phải, bố mẹ cần biết sớm tránh hậu quả nặng nề về sau (7/12)
 Em bé tử vong 11 ngày sau khi chào đời vì một loại virus không hề xa lạ nhưng lại chẳng mấy người biết (7/12)
 Mắc hội chứng hiếm gặp, bé sơ sinh tự nhiên ra rất nhiều mồ hôi và qua đời khi chỉ 3 ngày tuổi (7/12)
 Sữa mẹ giảm đột ngột, bé khó chịu sau khi bú, mẹ nhất định cần kiêng kỵ 5 nhóm thực phẩm này vì có thể làm mất sữa (7/12)
 Nghiên cứu cho thấy: Những em bé chào đời nặng cân có nguy cơ mắc 1 hội chứng khi trưởng thành (7/12)
 Thẻ thông minh chống bắt cóc trẻ sơ sinh, ngăn chặn nhận nhầm con (25/11)
 6 việc không nên làm khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ (25/11)
 Làm việc này mỗi lần đưa con ra ngoài bằng xe đẩy, bố mẹ có thể hại chết con mà không biết (25/11)
 "Sát thủ" khiến cả triệu trẻ tử vong: Dấu hiệu cha mẹ cần biết để đưa con đi bệnh viện (19/11)
 5 sự thật kì lạ về trẻ sơ sinh chắc chắc sẽ không ai nói cho bạn biết (19/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i