Mang thai và sinh đẻ
   Mẹ bầu có 3 cảm giác này trong khi ngủ là "cảnh báo" của thai nhi, nên đi kiểm tra ngay
 

 

Khi mẹ bầu đang ngủ, nếu thấy cơ thể có 3 biểu hiện bất thường thì phải kịp thời đi kiểm tra, vì sự khó chịu này có thể là "cảnh báo" của bé đối với bạn.

 

Phụ nữ đã từng sinh nở đều biết, thời kỳ mang thai rất khó khăn, đặc biệt ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, cơ thể nặng nề và kéo theo nhiều cảm giác khó chịu. Trong số đó, vấn đề về giấc ngủ là lớn nhất. Do đó tư thế ngủ, môi trường ngủ cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

 


Bà bầu nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa).

 

Kể từ khi Tiểu Hoàng mang thai, cô ấy luôn đến bệnh viện kiểm tra đúng hẹn và thai nhi luôn khỏe mạnh. Mặc dù mang thai đứa con đầu lòng, Tiểu Hoàng cũng không gặp phản ứng gì đặc biệt trong quá trình mang thai. Một ngày cuối thai kỳ vào ban đêm, khi Tiểu Hoàng đang ngủ, cô cảm thấy đứa trẻ đạp dữ dội quanh bụng. Vì quá buồn ngủ, lại thêm đứa bé ngày thường hoạt động nhiều nên Tiểu Hoàng cũng không quan tâm, chỉ lấy tay vuốt ve bụng vài cái rồi lại ngủ thiếp đi.


Sáng hôm sau thức dậy, Tiểu Hoàng cảm thấy hơi khó chịu và nhanh chóng đến bệnh viện. Khi kiểm tra phát hiện đứa trẻ bị dây rốn thắt nút. Nguyên nhân có thể là do tư thế ngủ ảnh hưởng đến thai nhi, rất may Tiểu Hoàng đến viện kịp thời và các bác sĩ đã chỉ định mổ lấy thai sớm hơn ngày dự sinh giúp cứu đứa bé ra đời khỏe mạnh. Sự việc này như một lời cảnh báo tới tất cả các bà bầu.

Khi bà bầu ngủ, có 3 cảm giác bất thường này chính là "cảnh báo" dấu hiệu bất thường của thai nhi, mẹ cần đi khám kịp thời:

1. Chuyển động bất thường của thai nhi

 


Chuyển động thường xuyên của thai nhi không chỉ là thể hiện sự sống của chính em bé mà còn có thể gây khó chịu trong tử cung, thông qua chuyển động bất thường của thai nhi giúp nhắc nhở mẹ bầu. Khi mẹ bầu ngủ, mặc dù trong tiềm thức luôn nhắc nhở bản thân phải chú ý đến tư thế ngủ, nhưng sau khi vào giấc ngủ sâu, chắc chắn mẹ bầu sẽ tự điều chỉnh tư thế ngủ thoải mái trong vô thức. Tư thế ngủ không đúng có thể khiến thai nhi khó chịu, thể hiện bằng các chuyển động bất thường như là không chuyển động hoặc chuyển động quá nhiều. Khi ấy, nếu thấy bất thường, không yên tâm thì mẹ bầu nên đi khám.

2. Buồn tiểu nhưng nhịn tiểu

Khi thai nhi càng lớn, nó sẽ chèn ép dần lên bàng quang của mẹ bầu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều trong giai đoạn sau của thai kỳ. Vào ban đêm, một số bà mẹ buồn ngủ không muốn thức dậy để đi vệ sinh, điều này là không nên. Việc nhịn tiểu khi mang thai dễ gây nhiễm trùng hoặc viêm bàng quang, đồng thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

3. Mất ngủ và mơ nhiều

 


Mơ nhiều và chất lượng giấc ngủ kém không tốt cho trẻ sơ sinh và mẹ bầu (Ảnh minh họa)

Giấc mơ là sự phản ứng lại mong muốn của chính mình. Người xưa cũng có câu "Mơ thấy rồng là trai, mơ thấy hoa là gái". Nằm mơ là một phản ứng sinh lý bình thường, nhưng thường xuyên nằm mơ lại không phải là điềm báo tốt, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Nếu mẹ bầu thường xuyên nằm mơ, thậm chí bị mất ngủ trong thời kỳ nào đó thì nên kịp thời điều chỉnh tâm trạng, trạng thái tinh thần để giải tỏa áp lực tâm lý. Mơ nhiều và chất lượng giấc ngủ kém không tốt cho trẻ sơ sinh và mẹ bầu.

Trước những cảnh báo trên, mẹ bầu cần phải làm gì?

1. Trước khi ngủ nên ăn ít, ít tập thể dục

Bạn có thể nằm trên giường nửa tiếng trước khi đi ngủ, đặt điện thoại xuống, thư giãn não bộ và chuẩn bị cho giấc ngủ. Không nên ăn quá no và vận động trước khi đi ngủ để giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Em bé có thể cảm nhận được trạng thái của mẹ bầu, nếu não bộ của mẹ bầu quá hưng phấn trước khi đi ngủ, em bé cũng sẽ "hưng phấn tinh thần" và khó ngủ.


2. Chú ý đến tư thế ngủ

 


Mẹ bầu không nên giữ một tư thế quá lâu khi ngủ (Ảnh minh họa)

 

Không có yêu cầu khắt khe về tư thế nằm ngủ trong tam cá nguyệt đầu tiên, tuy nhiên để mẹ bầu thoải mái và đảm bảo an toàn cho thai nhi, nên chọn cách nằm nghiêng bên trái. Không nên giữ một tư thế quá lâu khi ngủ, hãy thay đổi cơ thể thường xuyên hơn để tránh chèn ép một bên dây thần kinh và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

 

Nguồn Sohu

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Càng về cuối thai kỳ càng bị ngứa, bà mẹ liền đi xét nghiệm, cầm kết quả trên tay bác sĩ đẩy ngay thai phụ vào phòng mổ khẩn cấp (19/11)
 Bác sĩ Sản khoa nói về nỗi sợ hãi của nhiều chị em mang tên "Rạch tầng sinh môn", hóa ra nếu không rạch còn đáng sợ hơn (19/11)
 Bà bầu dễ nhiễm nCoV (10/11)
 9 lần hủy thai do bất thường nhiễm sắc thể (10/11)
 5 thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh trong ba tháng cuối thai kỳ (4/11)
 4 thói quen của bà bầu khiến nước ối có vấn đề, ảnh hưởng cả mẹ lẫn thai nhi (4/11)
 Khi mang thai nếu bà bầu hình thành 4 thói quen tốt, sau này đứa trẻ sẽ cảm ơn bạn rất nhiều (27/10)
 Thực hư thông tin bà bầu ăn cua, ghẹ dễ bị sẩy thai (27/10)
 Bà bầu ăn củ đậu được không và ăn bao nhiêu thì tốt? (21/10)
 3 hành vi của chồng trên giường làm tử cung vợ rất đau, phụ nữ thích cũng phải từ chối (21/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i