Một số thói quen đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc kích thích chiều cao của trẻ phát triển tối đa, không phải bố mẹ nào cũng biết mà áp dụng.
Liệu con tôi sau này sẽ cao, thấp hay vừa phải? Đó là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra, nhưng đôi khi các bậc cha mẹ chính là người đang hiểu sai về việc phát triển chiều cao của trẻ. Dưới đây, bác sĩ Collin - một bác sĩ người Pháp được rất nhiều mẹ Việt tin tưởng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về chiều cao ở trẻ mà cha mẹ nào cũng cần biết.
Mốc phát triển chiều cao của trẻ theo độ tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ở mỗi mốc phát triển, trẻ đều có các tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng riêng, vì vậy cha mẹ nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con mình đang có tốc độ phát triển ổn định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của một người là cấu tạo gen của họ. Các nhà khoa học tin rằng cấu tạo gen, hay còn gọi là DNA, chịu trách nhiệm cho khoảng 80% chiều cao của một người.
Dù vậy, vẫn có nhiều yếu tố khác có thể tác động lên quá trình phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm dinh dưỡng, hóc-môn, tình trạng thể chất.
Ví dụ đơn giản các cha mẹ có thể hiểu, đó là những người cao có xu hướng sinh con cũng cao hơn.
Ngoài yếu tố di truyền và sinh học, chiều cao còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai, mẹ có hút thuốc hay không và có tiếp xúc với các chất độc hại hay không.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của một người là cấu tạo gen của họ (Ảnh minh họa).
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ dưỡng chất, khỏe mạnh và năng động sẽ có khả năng cao hơn khi trưởng thành so với một đứa trẻ có chế độ ăn uống kém, mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc không được chăm sóc đầy đủ.
Ngoài ra, các yếu tố kinh tế xã hội như thu nhập, giáo dục và nghề nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao.
Trong một số trường hợp, sắc tộc cũng đóng vai trò nhất định liên quan đến chiều cao của người trưởng thành.
Bố cao 1m80, mẹ 1m68 nhưng con trai chỉ cao 1m50: Sai lầm "chí mạng" của cha mẹ khiến chiều cao của con bị hạn chế
Con người không thể kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của họ. Đó là bởi vì chúng được xác định bởi DNA, thứ mà không thể nào thay đổi được.
Dù vậy, một số yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm sự tăng trưởng chiều cao của con. Trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, ba mẹ có thể thực hiện một số cách để phát triển tối đa chiều cao cho đến khi trẻ trưởng thành. Bao gồm:
1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Trẻ được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ khó có thể cao bằng trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Các nhà dinh dưỡng khuyên rằng trẻ em và thanh thiếu niên nên ăn một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng với nhiều trái cây và rau quả. Ba mẹ nên đảm bảo rằng các con nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển.
Trẻ cần được cung cấp chế độ ăn đa dạng, cân bằng, nhiều trái cây và rau quả (Ảnh minh họa).
Protein và canxi đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của xương. Một số thực phẩm giàu protein bao gồm: Thịt, gia cầm, hải sản, trứng, cây họ đậu, các loại hạt
Một số các loại thực phẩm giàu canxi gồm có: Sữa chua, sữa, phô mai, bông cải xanh, cải xoăn, đậu nành, cam, cá mòi, cá hồi.
Hãy nhớ rằng người mẹ luôn cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ cũng rất cần thiết cho sức khỏe của xương và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm, bao gồm: rau xanh, cam, thịt, cá, đậu, quả hạch, các sản phẩm sữa tiệt trùng và trái cây.
2. Dạy trẻ đúng tư thế
Để tăng chiều cao cho trẻ, điều không thể thiếu đó là dạy trẻ có tư thế sinh hoạt phù hợp.
Việc chùng người hoặc đi thõng vai có thể gây áp lực lên cột sống và có nhiều tác động xấu đến toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, tư thế sai có thể làm thay đổi cấu trúc cột sống của con bạn và gây ảnh hưởng trực tiếp phát triển chiều cao của trẻ.
Vì vậy hãy đảm bảo rằng con bạn rèn luyện tư thế tốt, việc này không chỉ để tăng chiều cao mà còn ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe lâu dài. Hãy luôn nhắc trẻ ngồi và đứng thẳng mỗi khi bạn thấy trẻ nằm chơi.
Ngoài ra, tư thế sai có thể làm thay đổi cấu trúc cột sống của con bạn và gây ảnh hưởng trực tiếp phát triển chiều cao của trẻ (Ảnh minh họa).
3. Tiêu thụ lượng canxi phù hợp
Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng càng cung cấp nhiều canxi cho trẻ thì trẻ càng phát triển chiều cao. Nhưng tiêu thụ quá nhiều canxi có thể dẫn đến cường cận giáp (cận giáp hoạt động quá mức) ở trẻ em, gây ra các triệu chứng khác nhau như khát nước, đi tiểu thường xuyên, đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa, đau xương và yếu cơ.
Cha mẹ nên cho trẻ tiêu thụ lượng canxi phù hợp, tùy thuộc vào từng mốc thời gian khác nhau.
Mặt khác, trẻ cần bổ sung vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Nếu thiếu loại vitamin này, canxi sẽ không thể chuyển hóa để dựng xương chắc khỏe. Cha mẹ nên để ý cân đối vitamin D và canxi qua việc sinh hoạt lẫn chế độ ăn uống.
4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong khi ngủ sâu, cơ thể tiết ra các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu.
5. Bơi lội và các bài tập thể dục tại chỗ đơn giản
Dù là các bài tập đơn giản, các bài tập kéo căng có thể có tác động lớn đến chiều cao của con bạn.
Cho trẻ làm quen với các bài tập vươn vai ngay từ khi còn nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng chiều cao. Kéo giãn người giúp kéo dài cột sống và cũng cải thiện tư thế của con bạn mọi lúc. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập đơn giản như: hướng dẫn trẻ kiễng chân, tựa lưng vào tường và kéo căng các cơ ở chân đồng thời vươn người lên. Một bài tập đơn giản khác để kéo giãn là trẻ ngồi trên sàn với hai chân dang rộng và vươn các ngón chân của cả hai chân bằng cánh tay.
Ngoài ra, bơi lội là một thói quen lành mạnh khác, giúp con bạn luôn năng động và cảm thấy thích thú. Bơi lội là một bài tập toàn thân, có nghĩa là nó hoạt động tất cả các cơ trên cơ thể để có hiệu quả rõ rệt. Bơi lội trong thời gian dài có thể giúp con bạn giảm lượng mỡ thừa hiện tại, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Bài tập này bao gồm nhiều động tác vươn người về phía trước, tăng cường sức mạnh cho cột sống và tạo nền tảng cho một thân hình cao ráo, khỏe mạnh. Bơi lội cũng là một hoạt động vô cùng thú vị - chưa có đứa trẻ nào nói không với việc chơi dưới nước!
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể khám cho con bạn, hỏi các câu hỏi về tiền sử gia đình của bạn và nếu cần, yêu cầu xét nghiệm để xem liệu có tình trạng bệnh lý nào ảnh hưởng đến sự phát triển hay không.
Bác sỹ Phillippe Collin tốt nghiệp chuyên ngành Đa khoa và Nhi Khoa vào năm 1974 và chuyên ngành sơ sinh vào năm 1976 tại ĐH Angers (Pháp). Bên cạnh đó, ông còn theo học chuyên ngành Kháng Sinh Học tại ĐH Nantes, chuyên ngành Thống Kê Sinh Học Và Y Học-ĐH Curie, chuyên ngành Quản Lý Y Tế tại ĐH Paris, và cuối cùng là ngành Cấy Ghép Mô tại ĐH Lyon.
Hiện ông công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội. Trong giới chuyên môn, bác sỹ Collin được biết tới với những công trình nghiên cứu vi khuẩn kháng thuốc trụ sinh trong các ca nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính.
Bác sỹ Collin là thành viên của Hiệp Hội Bác sỹ Nhi Khoa Pháp, Hiệp Hội Bác Sỹ Chuyên Ngành Nhi Sơ Sinh Hoa Kỳ, và Hiệp Hội Các Học Viện Nghiên Cứu Nhi Khoa Quốc Tế.
Nguồn Afamily