Sức khoẻ
   Những điều phụ huynh cần biết khi bé sơ sinh bị táo bón
 

Táo bón ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh rất dễ mắc phải. Các bậc phụ huynh cần chú ý mỗi khi bé sơ sinh bị táo bón để đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh không chỉ có sức đề kháng yếu mà các bộ phận trong cơ thể chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, bé rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Tiêu chảy hoặc táo bón là 2 căn bệnh khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Việc trang bị những kiến thức cần thiết nhằm biết được khi nào bé sơ sinh bị táo bón và việc đó có ảnh hưởng như thế nào đến bé sẽ giúp cho mẹ phòng ngừa dễ dàng hơn.

 

Nguyên nhân bệnh táo bón ở trẻ 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé sơ sinh bị táo bón mà mẹ cần quan tâm:

Yếu tố sinh lý

Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời sẽ có những giai đoạn ruột bé dài ra tự nhiên hoặc bé đang trong giai đoạn thích nghi tự nhiên khi thay đổi chế độ dinh dưỡng. Những nguyên nhân đó có thể khiến trẻ bị táo bón mà mẹ đôi khi không hiểu được. 

Đây là yếu tố sinh lý và bé cần có thời gian để thích nghi với nó. Mẹ theo dõi tính chất phân của bé, nếu bé đi phân vẫn mềm thì đó không phải là biểu hiện của táo bón.

Thói quen chăm sóc sai lầm

·         Pha sữa không đúng cách: Các mẹ thường pha sữa không chú ý đến hàm lượng theo khuyến cáo trên bao bì nên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

·         Thay đổi sữa liên tục: Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên uống các loại sữa pha theo công thức đôi khi sẽ khiến bé khó tiêu. Từ đó, trẻ sẽ tiêu hóa kém, phân thành dạng cục, rất khó đi. 

Vì thế theo khuyến cáo các bé dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn sẽ ngăn ngừa tối đa được những căn bệnh đường ruột.

Dinh dưỡng không hợp lý

·         Về chế độ dinh dưỡng của trẻ (sau 6 tháng) cũng cần được bố mẹ quan tâm để hạn chế tình trạng táo bón. Những thực phẩm khó tiêu hóa hoặc chứa quá nhiều đường, tinh bột, chất béo không nên nằm trong danh sách thực phẩm dành cho bé.

·         Trẻ bị thiếu nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón. Đối với trẻ từ sau 6 tháng tuổi thì ngoài sữa mẹ con còn có nguồn thức ăn khác là thực phẩm. Vì thế ngoài sữa mẹ, con cũng cần có đủ nước để hạn chế tình trạng táo bón. 

·         Một nguyên nhân ít gặp hơn đó là do trẻ dị ứng sữa bò. Có nhiều phụ huynh hay cho bé ăn váng sữa, uống sữa bò tươi. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ gặp ở một số trẻ, không phải trẻ nào cũng bị. 

Triệu chứng của bệnh táo bón

Các triệu chứng của bệnh táo bón rất dễ dàng để nhận ra. Tuy nhiên, ở trẻ em sẽ khó phát hiện ra hơn. Nếu bạn theo dõi thấy có các triệu chứng dưới đây sẽ là bệnh táo bón. 

·         Trẻ hay quấy khóc và chán ăn có thể là do đường ruột của bé đang có vấn đề. Do thức ăn vì được nạp vào cơ thể nhưng khi tiêu hóa xong lại không thể đào thải ra ngoài khiến trẻ khó chịu.

·         Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài 1 đến 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bị táo bón, trẻ sẽ cảm thấy lo sợ việc đi ngoài. Vì thế, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn bình thường. 

·         Mỗi lần đi vệ sinh sẽ khó đi, hay đỏ mặt vì rặn. Thậm chí hậu môn sẽ rách, ra máu do rặn quá nhiều, phân đi sẽ vón cục. Những dấu hiệu này rất dễ để nhận ra nên phụ huynh chỉ cần để ý sẽ phát hiện. 

Điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

·         Cho trẻ bú nhiều hơn

Những trẻ bị táo bón là do thiếu nước thì nên được cấp nước nhiều hơn. Đối với trẻ đang còn bú mẹ thì nên được bú nhiều hơn. Mẹ có thể chia ra cho bé bú theo cữ. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên tập cho trẻ uống thêm nước.

·         Thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ 

Với những trẻ trên 6 tháng, khi con bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên thay đổi thực đơn để hạn chế tình trạng táo bón. Đối với thực đơn của trẻ táo bón thì nên thêm các thực phẩm có chất xơ. Các thực phẩm có chất xơ sẽ làm giảm thiểu triệu chứng táo bón một cách đáng kể. Ngoài ra, mẹ có thể tập cho bé ăn rau nhiều hơn. 

Các loại rau giúp giảm táo bón như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay... Hoặc có thể bổ sung thêm nhiều loại quả như mận, táo, lê... 


Các bậc phụ huynh hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để bảo vệ bé yêu của mình. Bé sơ sinh bị táo bón có thể chưa nguy hiểm, nhưng nếu để lâu có thể gây nguy hiểm và làm chậm quá trình phát triển của trẻ.

Nguồn Beyeu

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những điều cần biết khi điều trị bệnh chân tay miệng (7/10)
 Bác bỏ thông tin thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (7/10)
 Xử trí kích ứng da do chảy dãi ở trẻ nhỏ (5/10)
 Trẻ kêu đau bụng - chớ xem thường (30/9)
 Nên và không nên ăn gì khi bị cảm cúm (28/9)
 Cách phát hiện sớm trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên (25/9)
 Phẫu thuật nhân đạo: Trả lại những nụ cười rạng rỡ cho trẻ (22/9)
 Sỏi mật ở trẻ em - Những điều cần biết (15/9)
 Hà Nội: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú cho học sinh (12/9)
 Suy giáp ở trẻ em, trẻ vị thành niên và cách điều trị (11/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i