Giáo dục trẻ
   8 lời khuyên của chuyên gia Mỹ dạy trẻ tự lập hơn
 


Những lời khuyên của nhà tâm lý học người Mỹ sẽ giúp bạn hướng dẫn con trở nên tự lập hơn.


Đó là 7h55' sáng và cô con gái 6 tuổi của tôi đang nhún nhảy, hát một bài hát trong bộ đồ ngủ.

Tôi không vui vì biết rằng tiếng chuông vào học sẽ vang lên sau 15 phút nữa. Tôi kéo áo, quần của con bé ra như thể nó đang bốc cháy để thay bằng bộ đồ đi học.

Tôi biết con gái có thể tự mặc quần áo, nhưng huyết áp của tôi bắt đầu tăng vọt khi theo dõi các động tác chậm chạp của con. Vì vậy tôi thường làm thay các việc đó để con bé không phải đối mặt với việc đi muộn.

Bạn có thấy tình huống đó quen thuộc? Jeanne Williams, một nhà tâm lý học tại Dallas (Texas, Mỹ) cho biết, nhiều phụ huynh đối phó với khủng hoảng thời gian bằng cách thay con làm các việc hàng ngày.

 

 

Thật không may, đây không phải là một việc đúng đắn. Thường xuyên làm việc thay con sẽ vô tình gửi một thông điệp rằng bạn không có niềm tin vào khả năng của con, Williams cảnh báo.

Kết quả là bạn sẽ tạo ra một đứa trẻ thiếu sự độc lập, lòng tự trọng và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Williams cho rằng, vấn đề này có thể khắc phục được với tám lời khuyên để dạy trẻ tự lập hơn dưới đây:

1. Cách nhắc nhở con

Khi Jeanne Williams nhận ra cô đang làm thay việc cho con trai nhiều hơn cần thiết, cô đã nói với cậu bé: "Mẹ xin lỗi. Mẹ đã đối xử với con như một đứa trẻ khi con đã sẵn sàng làm một số công việc lớn".

Cô cảnh báo không nên sử dụng các cụm từ như: "Con không còn là em bé nữa", em bé có thể là một từ nhạy cảm trong nhóm tuổi này.

2. Xác định khả năng, cơ hội của con

Bạn nên lập danh sách những việc con có thể tự làm. Ví dụ con có 13 nhiệm vụ, bao gồm đánh răng. Bạn nên hỏi con những nhiệm vụ nào mà con cảm thấy đủ lớn để đảm nhận việc đó hoặc có khả năng làm nhằm tăng tính tự lập của con.

3. Ưu tiên mục tiêu

Giải quyết từng công việc một và hướng dẫn con làm mục nào quan trọng hơn sẽ giúp bạn không quá căng thẳng về thời gian.

4. Dành thời gian hợp lý

Nếu con mất 10 phút để tự chải tóc, hãy bắt đầu buổi sáng sớm hơn 10 phút. Con có thể làm bạn ngạc nhiên với kết quả của mình và bạn sẽ bình tĩnh hơn khi không phải chạy đua với đồng hồ.

5. Đàm phán, thỏa hiệp

Bạn hãy thêm một chút niềm vui vào công việc con đang làm. Khi con tự mặc áo sơ mi, tôi nói rằng cành cây (cánh tay của con) cần lá của chúng (áo của con) và bé đã làm rất tốt. Con cũng cảm thấy rất tuyệt khi tự mặc áo.

6. Quên đi sự hoàn hảo

Chấp nhận rằng con đã hoàn thành nhiệm vụ. Nếu sữa tràn ra, bạn hãy chỉ cho con cách làm sạch. Tuyệt đối, bạn không nên chỉ trích con và đảm bảo với bé điều đó xảy ra với mọi người.

7. Khen ngợi

Thay vì chỉ ra đôi giày con đi nhầm, hãy nói: "Con hãy đi đôi giày của mình. Làm tốt lắm!". Con sẽ tự mình khám phá sự khó chịu và điều chỉnh nó. Hãy theo dõi tích cực như thế, tôi cá là bạn sẽ nhìn thấy con đi đúng giày vào ngày mai.

8. Xem xét hoàn cảnh

Nếu trẻ mệt mỏi, ốm yếu, căng thẳng thì đó không phải là lúc để đưa ra nhiệm vụ mới.

Bạn không nên nản lòng nếu con thoái lui. Chia sẻ và thông cảm có thể giúp con tiến bộ nhanh hơn so với sự la mắng, chỉ trích.

Nhà tâm lý học Jeanne Williams nói: Khuyến khích các kỹ năng giải quyết vấn đề của con bằng cách hỏi xem bé có thể đưa ra cách khắc phục không. Nếu con bối rối, bạn hãy cho con thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra ý tưởng của bạn.

"Cố gắng giữ thư giãn. Giống như tôi, bạn có thể thấy nhiều vũng sữa dưới sàn nhà và đồ đạc lộn xộn hơn. Nhưng nghe con bạn tự hào nói: "Con đã tự mình làm tất cả!", cảm giác rất đáng để bạn thử nghiệm", nhà tâm lý học người Mỹ chia sẻ.


Nguồn Vietnamnet

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lợi và hại của việc khen ngợi con cái (5/6)
 Dấu hiệu trẻ cầu toàn (27/5)
 Câu hỏi hóc búa của bé 3 tuổi (19/5)
 Nói dối ‘truyền nhiễm' từ bố mẹ sang con (19/5)
 Cách ứng xử với con về chuyện tiền để trẻ không tổn thương, rất nhiều cha mẹ vẫn làm sai (19/5)
 Nhận diện những phản ứng tiêu cực ở trẻ (12/5)
 Năm lý do khiến trẻ hay trì hoãn nhiệm vụ (12/5)
 Sửa thói quen trẻ hay phàn nàn (12/5)
 Ứng xử thế nào khi con nói 'không làm được'? (5/5)
 4 lưu ý khi cho trẻ làm thí nghiệm khoa học tại nhà (5/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i