Giáo dục trẻ
   Những điều không nên làm với trẻ hướng nội
 

 

Trẻ hướng nội có khả năng tự nhận thức rất cao nên không muốn bị la mắng hoặc phải biểu diễn năng khiếu trước mặt người ngoài.


1. Yêu cầu trẻ trò chuyện với mọi người

Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn con hòa đồng với mọi người xung quanh nên thường yêu cầu phải trò chuyện hoặc chủ động bắt chuyện với người khác. Tuy nhiên, yêu cầu trẻ hướng nội làm điều này sẽ không hiệu quả, thậm chí khiến các em khó chịu, nảy sinh tâm lý đề phòng với môi trường xung quanh.

Một đứa trẻ hướng nội chỉ có thể mở lòng với người khác khi cảm thấy thoải mái, yên tâm hoặc đã quan sát kỹ đối phương. Nếu bị ép buộc, các em sẽ bỏ cuộc ngay từ đầu.

2. Thúc đẩy tương tác xã hội

Bạn nhìn thấy một đứa trẻ đang lúi húi chơi một mình trong sân nên gọi con tới, giới thiệu hai đứa trẻ với nhau và khuyến khích chúng làm quen. Sau đó, bạn lùi lại phía sau để chúng có không gian riêng tìm hiểu nhau.

Tuy nhiên, hành động này chỉ càng khiến hai đứa trẻ khó xử, thậm chí có thể phớt lờ nhau. Bạn không thể chắc chắn đứa trẻ đang chơi một mình kia cần người chơi cùng vì có thể em vui vẻ trong thế giới riêng của mình. Ngược lại, con bạn có thể muốn chủ động làm quen hoặc kết bạn theo lựa chọn riêng. Nhìn từ góc độ phụ huynh, có thể bạn muốn những đứa trẻ hoạt bát hơn nhưng từ phía những đứa trẻ, có thể chúng không nghĩ như vậy.

3. Trêu đùa trẻ trước mặt người khác

Những đứa trẻ hướng nội có khả năng tự nhận thức và đánh giá các hành vi của người ngoài tương đối chín chắn, nghiêm túc. Việc bị đem ra trêu đùa trước mặt người ngoài có thể khiến các em bối rối, khó chịu.

 


Ảnh: Shutterstock.

4. La mắng trẻ trước mặt người khác

La mắng trẻ trước mặt người ngoài sẽ chỉ khiến các em cảm thấy xấu hổ, khó mở lòng hơn. Trẻ hướng nội không muốn bộc lộ bản thân quá nhiều nên sẽ càng khó chịu hơn khi bị vạch trần hành động sai lầm trước mặt người ngoài.

Hầu hết trẻ em đều có ý thức cao về bản thân nên việc bị mắng mỏ trước đám đông sẽ khiến các em tự ti hoặc nảy sinh hành động phản kháng. Trong mọi trường hợp, phụ huynh nên kiềm chế cảm xúc ở những nơi công cộng và nên trò chuyện riêng tư với con.

5. Yêu cầu trẻ biểu diễn trước mặt người khác

Nhiều cha mẹ thường khuyến khích con thể hiện năng khiếu như múa, ca hát trước mặt người ngoài. Bất kể vì mục đích gì, hành động này không làm trẻ hướng nội cảm thấy thoải mái bởi không thích nhận được sự chú ý từ người ngoài.

Bạn không nên bất ngờ yêu cầu con thể hiện năng khiếu trước mặt mọi người. Gia đình nên bàn bạc trước với nhau, nếu trẻ không đồng ý, bạn nên tôn trọng quyết định của các con.

6. Trả lời thay trẻ

Nếu đặt câu hỏi nhưng trẻ im lặng, bạn có bao giờ thay con trả lời những câu hỏi này? Có phải bạn thấy con quá nhút nhát hoặc đang bất lịch sự? Trẻ hướng nội cần thời gian làm quen mới có thể mở lòng trò chuyện với mọi người xung quanh. Thời gian đầu tiếp xúc, các em thường chỉ quan sát để tìm hiểu thêm về đối phương trước khi trò chuyện.

Nếu bạn trả lời thay trẻ, các em sẽ càng rút sâu hơn vào thế giới riêng của mình, không muốn mở lời nói chuyện với mọi người. Vậy nên hãy cho trẻ thời gian để tiếp xúc với mọi người theo cách của chúng.

7. Lên lịch hoạt động thay trẻ

Nhiều đứa trẻ, đặc biệt là trẻ hướng ngoại phát triển tốt nhất khi được tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động đám đông, nhưng trẻ hướng nội không giống vậy. Các em có thể thoải mái nhất khi được ở một mình hoặc bên cạnh 1-2 người bạn thân.

Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho con số lượng hoạt động tương tác xã hội vừa đủ, có nhiều thời gian riêng tư để nạp năng lượng. Nên tạo không gian thoải mái trong gia đình để giúp trẻ lấy lại tinh thần sau ngày dài tham gia hoạt động ngoài trời.

8. Yêu cầu trẻ ra ngoài chơi

Sau một ngày dài học tập hoặc chơi thể thao, trẻ hướng nội thường muốn rút về không gian riêng tư như nằm trong nhà đọc sách, vẽ tranh. Phụ huynh có thể không vui khi thấy con quanh quẩn ở trong nhà nhưng đối với trẻ hướng nội, đây là khoảng thời gian giúp cân bằng nếp sinh hoạt cá nhân, kích thích trí tưởng tượng hoặc tập trung tư duy. Đó là điều các em cần sau những hoạt động dài.

9. Coi thường tính hướng nội

Rất nhiều phụ huynh cho rằng người hướng ngoại mới tốt vì hiện nay xã hội đề cao tinh thần năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với hoàn cảnh. Nhiều người chọn cách giữ im lặng nhưng không ít phụ huynh la mắng, chì chiết con vì tính cách trầm, không sôi nổi.

Những câu nói như "Con đừng im lặng như thế nữa!", "Con hãy ra ngoài kết bạn đi" không biến trẻ hướng nội thành hướng ngoại mà ngược lại có thể phản tác dụng, khiến các em càng lùi sâu vào vỏ bọc của mình.

10. Quy chụp trẻ hành xử thô lỗ

Người hướng nội thường bị hiểu nhầm là lạnh lùng, thô lỗ vì không sôi nổi trò chuyện với người ngoài. Khi mọi người đi qua, người hướng nội có thể không chào hoặc không đáp lại lời của họ. Tuy nhiên, đây không phải hành động thô lỗ vì người hướng nội thường mất nhiều thời gian hơn để mở lòng với người ngoài.

Phụ huynh không nên quy chụp con hành xử thô lỗ vì có thể khiến các em nhận thức sai lệch về tính cách cá nhân. Ngược lại, hãy dặn con mỉm cười, gật đầu hoặc phản ứng lại với những lời chào của mọi người xung quanh nếu chưa sẵn sàng nói chuyện. Những hành động lịch sự thay lời nói có thể giúp các em ghi điểm trong mắt mọi người.

11. Tiết lộ thông tin cá nhân trước mặt người ngoài

Phụ huynh có thể nghĩ rằng không có gì to tát khi nói với người ngoài về sở thích, thông tin cá nhân của con. Nhưng đối với trẻ hướng nội, dù thông tin nhỏ nhặt đối với các em cũng rất quan trọng và có ý nghĩa.

12. Đặt câu hỏi cho bạn bè

Trẻ hướng nội thường cảnh giác cao độ với những tác động bên ngoài đến bạn bè, người thân của các em. Khi phụ huynh đặt nhiều câu hỏi cho bạn bè của con, trẻ có thể cảm thấy lo lắng hoặc ngại ngùng. Đối với các em, bạn bè cũng là điều riêng tư muốn giữ cho riêng mình nên phụ huynh có thể hạn chế đặt nhiều câu hỏi cho bạn bè của con.

 

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu nhận biết trẻ kiêu ngạo (18/3)
 Mẹ không thể bỏ qua: Cách chọn và hướng dẫn con đeo khẩu trang đúng cách để phòng bệnh do virus nCoV (13/3)
 Tám dấu hiệu nhận biết trẻ hướng nội (13/3)
 Giúp con học tập hiệu quả khi nghỉ kéo dài (13/3)
 Bảy câu nói giúp trẻ xây dựng tính kiên cường (6/3)
 Năm bước dạy con gái thành lãnh đạo (6/3)
 Những câu hỏi giúp bố mẹ hiểu con (6/3)
 Kinh nghiệm nuôi dạy con tài năng (27/2)
 Phương pháp nuôi dạy con của người Thuỵ Điển (27/2)
 Cách giúp con tạo thói quen đọc sách (27/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i